Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Giả danh công an để xin bỏ qua vi phạm giao thông: Sử dụng biển số xe giả bị xử lý thế nào?

Yến Nhi Thứ năm, 24/10/2024 - 11:38
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Một tài xế lái Mercedes tự xưng là cán bộ công an và xuất trình giấy chứng minh Công an nhân dân giả để xin bỏ qua vi phạm giao thông.

Tài xế lái Mercedes giả danh công an xin bỏ qua vi phạm giao thông

Đối tượng Đỗ Tuấn Dũng giả danh công an, điều khiển xe ô tô sử dụng biển số giả. (Ảnh: Công an Hải Phòng)

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hải An (thành phố Hải Phòng) đã ra lệnh bắt giữ khẩn cấp đối với Đỗ Tuấn Dũng (sinh năm 1991, đăng ký thường trú tại số 4 Đ52, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền) để điều tra về hành vi giả danh Công an.

Theo Công an quận Hải An, ngày 18/10/2024, trong lúc làm nhiệm vụ tại khu vực phường Thành Tô, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận phát hiện một thanh niên điều khiển ô tô Mercedes-Benz BKS: 30H-689.99 vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên đã yêu cầu kiểm tra giấy tờ.

Trong quá trình làm việc, người điều khiển xe ô tô BKS: 30H-689.99 khai là Đỗ Tuấn Dũng, sinh năm 1991, trú tại phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

Đồng thời, lái xe tự giới thiệu là cán bộ đang công tác tại một đơn vị thuộc Công an thành phố Hải Phòng và xuất trình 1 Giấy chứng minh Công an nhân dân, 1 Căn cước công dân mang tên Đỗ Tuấn Dũng.

Phát hiện nghi vấn giả danh công an, tổ công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản sự việc, biên bản tạm giữ và niêm phong ô tô, niêm phong giấy chứng minh Công an nhân dân, đồng thời đưa xe ô tô và mời Dũng về trụ sở làm việc.

Tại cơ quan công an, Dũng khai nhận, tháng 4/2024, Dũng tìm hiểu trên mạng xã hội Facebook để đặt mua giấy chứng minh Công an nhân dân giả với giá 1 triệu đồng. Dũng nhắn tin, trao đổi với người này qua Facebook, cung cấp thông tin họ tên và ảnh chân dung.

Sau khi làm xong, Dũng chuyển tiền cho người này và nhận giấy chứng minh Công an nhân dân giả qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

Khi bị tổ công tác Công an quận Hải An kiểm tra, Dũng giới thiệu là cán bộ công an và xuất trình giấy chứng minh Công an nhân dân giả để tổ công tác tin tưởng mình là cán bộ công an và bỏ qua vi phạm, không lập biên bản vi phạm hành chính.

Về chiếc xe ô tô, Dũng khai trước đó mua của một gara ô tô tại Hà Nội mang biển kiểm soát 30E-688.54. Do đang làm thủ tục sang tên và cấp biển mới nên Dũng đã tháo biển cũ và lắp biển kiểm soát 30H-689.99 vào xe ô tô.

Cơ quan công an xác định Dũng không phải là cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an và biển kiểm soát 30H-689.99 là giả.

Giả cảnh sát hình sự yêu cầu đưa 1 tỷ đồng để bỏ qua vụ đánh bạc qua mạng

Trước đó, vào ngày 21/10, Cơ quan CSĐT (PC02) - Công an tỉnh Bắc Kạn đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Văn Hậu (SN 1992, trú tại thôn Đông Lễ, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) và ra quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Tiến Nam (SN 1993, trú tại tổ dân phố Bến 1, phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) cùng về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Qua công tác nắm tình hình địa bàn, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Kạn phát hiện tại địa bàn tỉnh xuất hiện nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo "chạy án" chiếm đoạt tài sản.

Để tạo thêm lòng tin, đối tượng làm giả giấy triệu tập có ký tên, đóng dấu của Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự đưa cho bị hại xem rồi chủ động liên lạc qua điện thoại yêu cầu phải đưa tiền để không bị xử lý.

Phát hiện nguồn tin, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Kạn đã báo cáo Giám đốc Công an tỉnh, chỉ đạo lực lượng trinh sát tổ chức xác minh. Qua đó xác định, trưa 19/10, nhóm đối tượng sẽ thực hiện việc nhận số tiền 1 tỷ đồng của 2 bị hại tại khu vực TP. Bắc Kạn.

Vào 13h ngày 19/10, tại quán cafe Trung Nguyen Legend thuộc Tổ 8A, phường Đức Xuân, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Kạn phát hiện Hậu và Nam đang có hành vi nhận tiền của chị B.T.T.T. (SN 1998, trú tại xã Sơn Thành) và chị H.N.L. (SN 2003, trú tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).

Ngay khi thấy lực lượng chức năng, các đối tượng đã bỏ chạy, Nguyễn Tiến Nam vứt lại 2 túi tiền đang cầm trên tay xuống đường, nhưng đã bị khống chế. Còn Nguyễn Văn Hậu lên xe ô tô do một đối tượng nữ đang nổ máy chờ sẵn bỏ chạy khỏi hiện trường.

Qua thông tin nhanh, đối tượng nữ được xác định là Hoàng Thị T. (SN 1993, trú tại thôn Khuổi Nằn 1, thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). Ngay lập tức, thông tin về phương tiện và đặc điểm nhận dạng của đối tượng đã được thông báo.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các xã, thị trấn trên tuyến tổ chức phối hợp truy xét, đồng thời vận động đối tượng Hoàng Thị Thương trình diện để làm việc. Sau khi Thương xuống xe, Hậu tiếp tục điều khiển phương tiện chạy trốn và bị lực lực Cảnh sát giao thông Công an huyện Chợ Đồn bắt giữ ngay khi đến địa phận xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn.

Các đối tượng nhanh chóng được đưa về cơ quan công an để làm việc, quá trình này Hậu lì lợm, quanh co chối tội, nhưng trước những chứng cứ sắc bén đối tượng đã khai nhận hành vi của mình.

Hiện vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bắc Kạn tiếp tục điều tra làm rõ.

Sử dụng biển số xe giả để tham gia giao thông bị xử lý thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA, cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe bao gồm: Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an xã, phường, thị trấn (tùy từng trường hợp cụ thể).

Sử dụng biển số xe giả để tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với xe ô tô

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung:

- Bị tịch thu biển số không đúng quy định;

- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

(Khoản 6 và 8 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Đối với xe máy

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu biển số không đúng quy định.

(Khoản 2 và 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Sử dụng biển số xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

- Có tổ chức;

- Phạm tội 2 lần trở lên;

- Làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:

- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người có hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông ngoài bị phạt tiền còn có thể bị phạt tù đến 7 năm.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Mạo danh nhân viên sàn thương mại điện tử để lừa đảo: Sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?

Mạo danh nhân viên sàn thương mại điện tử để lừa đảo: Sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  41 phút trước

(PLPT) - Hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo. Vậy, hành vi sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?

Lừa đảo hàng chục nghìn người nhờ 'năng lượng gốc': Đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông bị xử phạt thế nào?

Lừa đảo hàng chục nghìn người nhờ 'năng lượng gốc': Đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông bị xử phạt thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 giờ trước

(PLPT) - Các đối tượng quảng bá công dụng của 'năng lượng gốc', sau đó tổ chức các khóa học chuyên biệt để lôi kéo hàng chục nghìn người tham gia với mục đích lan truyền các thông tin mê tín dị đoan, xuyên tạc lịch sử, truyền bá tư tưởng phản động... Pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt về tội đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông ra sao?

Bắt giữ một thành viên tổ chức phản động 'Tập hợp dân chủ đa nguyên': Xử phạt tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?

Bắt giữ một thành viên tổ chức phản động "Tập hợp dân chủ đa nguyên": Xử phạt tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Các đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội, kênh 'truyền thông' để móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức, thành lập các hội nhóm trong nước để tiến hành hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam. Pháp luật hiện hành quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?

45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu

45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ Gặp mặt truyền thống 45 năm Ngày thành lập Trường (10/11/1979 - 10/11/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Từ 11/11/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ vận hành thêm trang web có tên miền thithucdientu.gov.vn; vận hành cùng lúc trang evisa.xuatnhapcanh.gov.vn để thuận lợi hơn cho công dân xin cấp e-visa.

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để đưa ra thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao?

 Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Một công ty ở Quảng Ninh đã bán trái phép số lượng lớn hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, áp dụng thủ đoạn "xăng dầu đi một nơi, hóa đơn đi một nẻo". Hiện nay, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Pháp luật hiện hành quy định mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty viễn thông bị xử phạt 70 triệu đồng vì cuộc gọi rác quấy rối, đòi nợ: Mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Công ty viễn thông bị xử phạt 70 triệu đồng vì cuộc gọi rác quấy rối, đòi nợ: Mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Thời gian vừa qua, tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn rác mời chào hay lừa đảo đang ngày càng phức tạp, khi các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt dữ liệu cá nhân của người dùng hoặc thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ. Pháp luật hiện hành quy định về mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?