Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Hạn chế sự xuất hiện của nghệ sĩ ứng xử 'lệch chuẩn': Phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Yến Nhi Thứ hai, 28/10/2024 - 13:48
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hạn chế sự xuất hiện của các nghệ sĩ vi phạm quy tắc ứng xử trên các nền tảng như Facebook, YouTube, TikTok. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về xử lý hành vi phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội?

Ảnh minh họa.

Người nổi tiếng 'lệch chuẩn' sẽ bị hạn chế xuất hiện trên không gian mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có báo cáo kết quả thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Bộ TT&TT sẽ phối hợp cùng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) triển khai các biện pháp hạn chế sự xuất hiện hình ảnh, sản phẩm nghệ thuật biểu diễn của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên báo chí, các phương tiện truyền thông xã hội (nhất là trên Facebook, YouTube, TikTok) khi có vi phạm về pháp luật hoặc vi phạm Quy tắc ứng xử trên không gian mạng.

Theo đó, Bộ TT&TT cho biết, sự phát triển quá nhanh của công nghệ trong khi công tác quản lý chưa theo kịp sự phát triển đã khiến không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội trở thành "mảnh đất màu mỡ" để các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội lợi dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.

Trong khi đó, ý thức của người sử dụng còn hạn chế, nhiều người khi tham gia sử dụng mạng xã hội có suy nghĩ mạng xã hội là vô danh nên vô trách nhiệm, dưới các nick ảo, nặc danh thì có thể phát ngôn thoải mái mà không sợ bị ai phát hiện, bị cơ quan nào xử lý.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng, đặc biệt là điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn.

Cũng theo Bộ TT&TT, nguồn lực cả về nhân sự lẫn phương tiện, công cụ của đội ngũ thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên không gian mạng còn mỏng về số lượng, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình phát triển của công nghệ số.

Hệ thống kỹ thuật, công cụ theo dõi, rà quét nhằm phát hiện thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên không gian mạng nói chung và trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Về phương hướng thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để từng người dân nâng cao nhận thức, không còn lối suy nghĩ mạng xã hội là "vô danh nên vô trách nhiệm"; tăng cường lan tỏa thông tin chính thống, thông tin tích cực, gương người tốt việc tốt, lan tỏa cộng đồng sống tử tế trên không gian mạng, các thông tin khuyến khích thế hệ trẻ giữ gìn truyền thống văn hóa, đạo đức, bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc…

Tăng cường phát hiện và xử lý thông tin vi phạm, trong đó triển khai hệ thống kỹ thuật, chủ động rà soát phát hiện kịp thời nguồn phát tán thông tin vi phạm. Các đơn vị trong Bộ đã đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ kênh, fanpage, group có nội dung nhảm nhí, giật gân, trái với thuần phong mỹ tục, siết chặt quản lý đối với những người làm video clip kiếm tiền.

Bộ TT&TT sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai các chiến dịch nhằm định hướng, khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật là người nổi tiếng trên mạng, những người có tầm ảnh hưởng lớn đối với giới trẻ hiện nay.

Mục đích nhằm khuyến khích họ sản xuất, sáng tạo lan tỏa những nội dung có giá trị, phù hợp với văn hóa Việt, góp phần "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", biến những nội dung sạch thành dòng chủ lưu trên không gian mạng, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh cho môi trường mạng.

Hành vi phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ pháp lý: Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội, cụ thể như sau:

"Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này."

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ pháp lý: Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015

"Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."

Theo đó, cá nhân có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tùy mức độ và tính chất hành vi vi phạm.

Trường hợp, tổ chức có hành vi vi phạm như trên thì mức phạt tiền bằng 2 mức phạt tiền đối với cá nhân tức từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, tùy mức độ và tính chất hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, cá nhân có hành vi phát tán hoặc tuyên truyền thông tin có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Đề xuất bỏ cấp 'Tổng cục' để tinh gọn bộ máy

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Đề xuất bỏ cấp "Tổng cục" để tinh gọn bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tư pháp vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Hà Nội tăng cường quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội tăng cường quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, chuyển đổi số thể hiện một sự thay đổi toàn diện, từ cách quản lý, quy trình, đến văn hóa doanh nghiệp, tất cả dựa trên nền tảng số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Mất gần 100 triệu vì click vào đường link lạ để nhận hoàn tiền: Cảnh giác chiêu trò giả danh shipper lừa chuyển khoản

Mất gần 100 triệu vì click vào đường link lạ để nhận hoàn tiền: Cảnh giác chiêu trò giả danh shipper lừa chuyển khoản

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo tinh vi hơn đã xuất hiện, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với "hướng dẫn" để hoàn tiền thanh toán đơn hàng. Công an Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác, không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi để tránh mắc bẫy lừa đảo.

Đại diện Việt Nam lần đầu đăng quang Miss International: Muốn tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế, các người đẹp cần đáp ứng điều kiện gì?

Đại diện Việt Nam lần đầu đăng quang Miss International: Muốn tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế, các người đẹp cần đáp ứng điều kiện gì?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Huỳnh Thị Thanh Thủy - đại diện Việt Nam - đã xuất sắc vượt qua hơn 70 cô gái đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác để đoạt vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024. Người đẹp, hoa hậu cần những điều kiện gì để có thể tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế?

Đề xuất thí điểm xây dựng nhà ở thương mại trên cơ sở thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Đề xuất thí điểm xây dựng nhà ở thương mại trên cơ sở thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại, Thủ tướng Chính phủ đề xuất dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng thực hiện pháp luật cho đội ngũ quản lý, pháp chế của doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo: Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý ra sao?

Phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo: Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng TP Hà Nội kiểm tra đối với Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy, phát hiện hàng nghìn sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Mất hơn 200 triệu đồng vì bị dụ dỗ mua bảo hiểm: Pháp luật quy định như thế nào về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'?

Mất hơn 200 triệu đồng vì bị dụ dỗ mua bảo hiểm: Pháp luật quy định như thế nào về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

(PLPT) - Nhiều người 'nhẹ dạ cả tin' tin vào những lời dụ dỗ, hứa hẹn giúp mua bảo hiểm để rồi bị lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Pháp luật hiện hành quy định xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Đọc nhiều