Giả mạo fanpage kêu gọi ủng hộ chùa Phổ Quang: Cảnh giác lừa đảo 'hoạt động từ thiện' trên mạng xã hội
Yến Nhi
Thứ sáu, 25/10/2024 - 18:59
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Các đối tượng lợi dụng hình ảnh, thông tin về việc chùa Phổ Quang bị cháy để kêu gọi quyên góp ủng hộ kinh phí trùng tu, sửa chùa vào tài khoản cá nhân nhằm chiếm đoạt.
Xuất hiện Facebook giả mạo kêu gọi quyên góp, ủng hộ chùa Phổ Quang
Ngày 25/10, UBND tỉnh Phú Thọ phát đi thông tin cảnh báo về việc trên mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin giả mạo kêu gọi quyên góp, ủng hộ kinh phí trùng tu, sửa chùa Phổ Quang vừa xảy ra cháy hôm 23/10.
Các trang này sử dụng hình ảnh, thông tin, soạn tâm thư về sự việc cháy chùa Phổ Quang nhằm kêu gọi phật tử trong và ngoài nước chuyển tiền ủng hộ vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.
Đại diện UBND xã Xuân Lũng cho biết, lực lượng chức năng đã và đang điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân sự cố cháy. Thông tin nhà chùa kêu gọi chung tay góp sức trùng tu chùa trên mạng xã hội là không chính xác.
Để bảo vệ mình trước các hành vi lừa đảo, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng khi phát hiện các fanpage hoặc tài khoản cá nhân có dấu hiệu lừa đảo.
Trước đó, vào trưa 24/10, đại diện Viện Khoa học hình sự (C09) - Bộ Công an, cho biết cơ quan này đã huy động lực lượng đến hiện trường vụ cháy chùa Phổ Quang (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) để tổ chức khám nghiệm, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Đại diện C09 cho hay, sau khi xảy ra vụ cháy, Công an tỉnh Phú Thọ đã đề nghị phối hợp điều tra nguyên nhân. Trong sáng 24/10, C09 đã cử những cán bộ dày kinh nghiệm của Phòng Giám định kỹ thuật cháy nổ thuộc cơ quan này đến khám nghiệm hiện trường vụ cháy để tổ chức điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Khoảng 9h45 ngày 23/10, vụ hỏa hoạn xảy ra tại chùa Phổ Quang. Lửa bùng lớn khiến công tác chữa cháy gặp khó khăn, đến 11h30 đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn.
Theo báo cáo của UBND xã Xuân Lũng, vụ cháy đã thiêu rụi tòa Tam Bảo; Bảo vật quốc gia là bệ đá hoa sen bị vỡ cánh hoa. Đồng thời, 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi hoàn toàn cùng toàn bộ cơ sở vật chất trong chùa. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 25 tỷ đồng.
Hiện các cơ quan chức năng đang phong tỏa hiện trường để điều tra, xác minh và làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Lợi dụng kêu gọi cứu trợ đồng bào bị nạn do bão số 3 để trục lợi
Sau cơn bão số 3, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các số điện thoại lạ, các tài khoản không rõ nguồn gốc, kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi gây ra.
Theo đó, bão số 3 (Yagi) gây mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất trên diện rộng tại các tỉnh miền Bắc nước ta, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", nhiều tổ chức, cá nhân đã kêu gọi quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ người dân vùng lũ lụt.
Lợi dụng vấn đề này, nhiều đối tượng xấu đã mạo danh Hội Chữ thập đỏ, các tổ chức từ thiện uy tín, gọi điện thoại đến nhiều người kêu gọi quyên góp nhằm chiếm đoạt số tiền của người dân ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.
Tại tỉnh Sóc Trăng, theo Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh đã tiếp nhận nhiều thông tin từ người dân về các số điện thoại lạ gọi đến kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Thượng tá Phan Sỹ Vinh, Trưởng Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Sóc Trăng khuyến cáo mọi người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ vào các tài khoản không rõ nguồn gốc.
Hiện nay, các đối tượng không chỉ gọi điện kêu gọi quyên góp mà còn tạo các trang giả mạo trên các nền tảng xã hội để kêu gọi từ thiện, người dân phải hết sức tỉnh táo, bảo vệ mình trước các hành vi lừa đảo. Trước khi quyên góp, ủng hộ, người dân cần tìm hiểu kỹ về tổ chức kêu gọi, xác minh tính xác thực của thông tin được cung cấp.
Trong trường hợp người có tấm lòng hảo tâm, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào vùng thiên tai thì nên quyên góp, ủng hộ tại các đơn vị có uy tín, minh bạch, đảm bảo sự đóng góp của mình thực sự có ý nghĩa.
Mạo danh công an kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ
Vào hồi giữa tháng 9, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) đã thông tin về hình thức lừa đảo mạo danh công an vận động chuyển khoản ủng hộ đồng bào bão lũ ngay sau khi bão số 3 đi qua.
Các đối tượng lừa đảo tự xưng là cán bộ công an gọi điện kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Người dân tin tưởng và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân sẽ bị chiếm đoạt.
Việc lợi dụng thiên tai, lũ lụt để thực hiện các hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện chính đáng.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Đồng thời, đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác.
VNCERT/CC cũng lưu ý người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên.
Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) để được hướng dẫn kịp thời.
Hình thức lừa đảo thứ hai là các đối tượng mạo danh các cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm.
Cụ thể, hệ thống tiếp nhận phản ánh về tin nhắn, cuộc gọi rác qua đầu số 5656/156 của VNCERT/CC gần đây tiếp nhận nhiều ý kiến về việc có kẻ mạo danh để thực hiện hành vi lừa đảo.
Với hình thức này, các đối tượng lừa đảo liên tục tung nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt mới nhất là thủ đoạn "thông báo, hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm xe".
Các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ của Cục Đăng kiểm hoặc Sở Giao thông vận tải, thông báo "Yêu cầu người dân và doanh nghiệp đổi tem kiểm định theo quy định của Thông tư mới". Để thực hiện đổi tem trực tuyến, người dân làm theo hướng dẫn của các đối tượng.
Các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân điền thông tin cá nhân và chuyển khoản khoản phí gọi là phí đổi tem. Sau khi người dùng làm theo yêu cầu, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo, nếu người dân có nhu cầu, thắc mắc thay đổi tem đăng kiểm, vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Người dân cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?