Vướng mắc trong xác định thời hạn áp dụng, hủy bỏ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Thứ tư, 24/07/2024 - 10:27
Nghe audio
0:00
Từ việc phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thời hạn áp dụng, hủy bỏ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, cũng như những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn, tác giả đưa ra một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định này trong thời gian tới.
1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thời hạn áp dụng và hủy bỏ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định trong
Chương XVI, Phần thứ hai của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2021 (gọi tắt là BLTTHS năm 2015) với 06 điều luật, trong đó thời hạn áp dụng
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố
tụng đặc biệt được quy định tại Điều 226 và Điều 228, cụ thể như sau:
- Về xác định thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc
biệt:
Thời hạn trong tố tụng hình sự được tính theo giờ, theo
ngày, theo tháng và theo năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm
sau. Cụ thể: Thời hạn tính theo giờ trong tố tụng hình sự để giải quyết những vấn
đề mang tính cấp bách, khẩn cấp phải quyết định ngay, xử lý ngay.
Ví dụ, tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 quy định: “…
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy
lời khai ngay…”; thời hạn tính theo ngày trong tố tụng hình sự là những quy định
để giải quyết những vấn đề thận trọng và cụ thể hơn. Khi tính thời hạn theo
ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Ví dụ, khoản
1 Điều 118 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày…”,
nghĩa là nếu 9 giờ ngày 21/5/2023 tạm giữ thì đến 24 giờ ngày 23/5/2023 hết 03
ngày tạm giữ; thời hạn tính theo tháng trong tố tụng hình sự được tính từ ngày
áp dụng của tháng đó đến ngày trùng của tháng sau, nếu tháng đó không có ngày
trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó, nếu thời hạn hết vào
ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của
thời hạn.
Đối với tạm giữ, tạm giam thì thời hạn tính theo tháng thì
01 tháng được tính là 30 ngày. Ví dụ, tại khoản 1 Điều 172 BLTTHS năm 2015 quy
định “… không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng…”, một tháng trong trường hợp này là 30 ngày.
Bên cạnh đó, thời hạn điều tra vụ án bắt đầu từ khi “khởi tố
vụ án đến khi kết thúc điều tra”. Việc xác định thời hạn áp dụng biện pháp điều
tra tố tụng đặc biệt được tính từ sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều
tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều
tra tố tụng đặc biệt. Như vậy, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc
biệt có thể bằng hoặc ít hơn thời hạn điều tra của vụ án hình sự và không được
áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự,
truy tố, xét xử vụ án cũng như thi hành án hình sự. Thời hạn áp dụng biện pháp
điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm
sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều
tra theo quy định của BLTTHS năm 2015.
Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định tại Điều 225 BLTTHS năm 2015. Đối với những vụ án phức tạp cần
nhiều thời gian thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt ban hành văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm
sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn biện pháp điều
tra tố tụng đặc biệt, chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
- Về hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Việc hủy bỏ các biện pháp tố tụng áp dụng trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự nói chung và biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nói riêng
đã được BLTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ về căn cứ áp dụng, thẩm quyền áp dụng,
thời hạn áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng; quy định hủy bỏ biện pháp đã áp dụng
nhằm bảo đảm những người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tố tụng và biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt không áp dụng một cách tùy tiện, tránh lạm dụng
trong quá trình áp dụng.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định
áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải kịp thời hủy bỏ quyết định đó
khi thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng
Cơ quan điều tra có thẩm quyền; (2) Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt; (3) Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp
điều tra tố tụng đặc biệt. Như vậy, việc áp dụng pháp luật trong hủy bỏ biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải xác định đảm bảo đúng trường hợp hủy bỏ biện
pháp điều tra tố tụng hình sự, thẩm quyền áp dụng hủy bỏ biện pháp điều tra tố
tụng đặc biệt, thời hạn ra quyết định và phê chuẩn quyết định hủy bỏ quyết định
áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cũng như thủ tục áp dụng, hủy bỏ biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
2. Một số khó khăn, vướng mắc
- Về áp dụng pháp luật trong xác định thời hạn áp dụng biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Một là, về xác định thời hạn Viện trưởng Viện kiểm sát phê
chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và quyết định hủy
bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Trong 06 điều luật được quy định tại Chương XVI - Phần thứ
hai BLTTHS năm 2015 quy định về việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
thì chỉ có khoản 1 Điều 226 quy định: “Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng
đặc biệt là không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn”.
Như vậy, BLTTHS năm 2015 quy định thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp điều tra
tố tụng đặc biệt là kể từ khi Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định áp
dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nhưng BLTTHS năm 2015 lại chưa quy định
thời hạn để Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều
tra tố tụng đặc biệt của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Trong khi đó, Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp điều tra hỏi
cung bị can thì phải tiến hành khởi tố bị can và việc khởi tố bị can tại khoản
3 Điều 179 Bộ luật này quy định: “…
trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm
sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị
can…”. Như vậy, đối với trường hợp này, BLTTHS năm 2015 đã quy định thời hạn để
Viện kiểm sát nghiên cứu và phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định
không khởi tố bị can là 03 ngày nhưng với biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
thì BLTTHS năm 2015 chưa quy định thời hạn này.
Hai là, về thời hạn mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết
định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khi được Viện trưởng Viện kiểm
sát yêu cầu.
Điều 225 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thủ trưởng Cơ quan điều
tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình
hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng
Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều
tra tố tụng đặc biệt”. Như vậy, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền khi
nhận được yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền thì phải thực hiện
yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra; tuy nhiên,
BLTTHS năm 2015 chưa quy định trong thời gian bao lâu Thủ trưởng Cơ quan điều
tra khi nhận được yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát phải thực hiện yêu cầu
này.
Ba là, về số lần Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định gia
hạn đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, phê chuẩn.
Thời hạn điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 172
BLTTHS năm 2015. Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 226 BLTTHS năm 2015, Thủ trưởng
Cơ quan điều tra khi có căn cứ xác định vụ án hình sự có tình tiết phức tạp cần
gia hạn việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì chậm nhất là 10
ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu
xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng
phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định
việc gia hạn10. Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã không quy định số lần gia hạn áp dụng
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để tương thích với Điều 172 Bộ luật này.
- Về hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Việc hủy bỏ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đã áp dụng
được tiến hành khi thỏa mãn các trường hợp quy định tại Điều 228 BLTTHS năm
2015, cụ thể:
Một là, trường hợp có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ
quan điều tra có thẩm quyền. Với trường hợp này, điều luật chưa quy định rõ khi
nào, điều kiện, căn cứ nào thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải
có đề nghị bằng văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định
hủy bỏ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt hoặc yêu cầu tiếp tục áp dụng biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Hai là, trường hợp có vi phạm trong quá trình áp dụng biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trong trường hợp này, điều luật cũng chưa quy định
như thế nào là “có vi phạm” do khái niệm hay cách hiểu, về “có vi phạm” còn
chung chung, dẫn đến tùy nghi khi áp dụng.
Ba là, trường hợp không cần thiết áp dụng biện pháp điều tra
tố tụng đặc biệt. Quy định này chưa tương thích với Điều 223 và Điều 224 BLTTHS
năm 2015 đã quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các trường hợp
được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
3. Một số kiến nghị, đề xuất
Trên cơ sở phân tích nội dung về việc xác định thời hạn áp dụng
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong
việc áp dụng biện pháp này, tác giả cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định thời
hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt tại Điều 226 BLTTHS năm 2015
như sau:
“1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp
phức tạp có thể gia hạn nhiều lần nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định
của Bộ luật này.
2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện
pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan
điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm
sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị phê chuẩn gia hạn việc áp dụng biện pháp điều tra
tố tụng đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết
định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt”.
Về việc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc
biệt, cần sửa đổi, bổ sung Điều 228 BLTTHS năm 2015 theo hướng:
“Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải kịp thời hủy bỏ quyết định đó trong thời
hạn 03 ngày khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đã hết thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án.
3. Trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt,
nếu vụ án hình sự không còn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều
124 của Bộ luật này.
4. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình
áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
5. Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng
đặc biệt”.
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?