Pháp luật quốc tế

Israel thông qua dự luật hạn chế hoạt động của UNRWA tại Dải Gaza

Đình Đức Thứ ba, 07/01/2025 - 15:56
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Vào cuối tháng 10 năm 2024, quốc hội Israel, Knesset, đã bỏ phiếu ủng hộ luật nhắm vào cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA). Luật này có hiệu lực có thể khiến các hoạt động của cơ quan này trên lãnh thổ Israel phải dừng lại. Luật này chưa có hiệu lực ngay lập tức nhưng có nguy cơ làm sụp đổ tiến trình phân phối viện trợ vốn đã mong manh vào thời điểm cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza sẽ trở nên tồi tệ hơn.

UNRWA - Một sứ mệnh kéo dài hàng thập kỷ bắt nguồn từ lịch sử cay đắng của cuộc xung đột

Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho Người tị nạn Palestine (UNRWA) được thành lập vào năm 1949 nhằm hỗ trợ cho người tị nạn Palestine bị mất nhà cửa và sinh kế trong cuộc xung đột Ả Rập - Israel năm 1948. UNRWA cung cấp các dịch vụ cơ bản như giáo dục, chăm sóc y tế, cứu trợ xã hội, và phát triển cộng đồng cho khoảng 5,9 triệu người tị nạn Palestine tại các khu vực như Dải Gaza, Bờ Tây, Jordan, Liban, và Syria. Đây là một trong những cơ quan nhân đạo quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc, với sứ mệnh tập trung vào việc đảm bảo các quyền cơ bản và phúc lợi của người tị nạn Palestine.

Trụ sở UNWRA tại Dải Gaza (Nguồn: Dawoud Abu Alkas – Reuters)

UNRWA đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo tại Gaza[1] – một khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xung đột Israel và Hamas. Dải Gaza, với hơn 2 triệu dân cư, bao gồm một tỷ lệ lớn người tị nạn Palestine, phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ UNRWA. Trong các đợt xung đột, cơ quan này cung cấp lương thực, nước sạch, chăm sóc y tế và nơi trú ẩn tạm thời cho hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. Ví dụ, trong các cuộc tấn công vào năm 2021 và 2023, các trường học và cơ sở của UNRWA được chuyển thành nơi trú ẩn khẩn cấp cho các gia đình bị ảnh hưởng.

UNRWA vận hành các trường học trên khắp Dải Gaza và Bờ Tây, cung cấp giáo dục cho trẻ em Palestine trong bối cảnh khó khăn[2]. Tuy nhiên, tổ chức này đối mặt với những chỉ trích từ một số quốc gia, đặc biệt là Israel, về nội dung giáo trình có liên quan đến lịch sử và xung đột khu vực, vốn bị cho rằng có thể làm gia tăng sự thù địch. Mặc dù vậy, UNRWA được coi là cơ quan giữ vai trò trung lập trong việc duy trì sự ổn định thông qua việc giáo dục thế hệ trẻ.

Trường học cho trẻ em Palestine của UNRWA

UNRWA thường xuyên phải đối mặt với các tranh cãi chính trị. Một số quốc gia, bao gồm Israel và Mỹ, từng cáo buộc cơ quan này thiên vị hoặc hỗ trợ gián tiếp cho Hamas – nhóm đang kiểm soát Dải Gaza và được Mỹ và EU liệt vào danh sách tổ chức khủng bố. Việc cắt giảm tài trợ cho UNRWA trong quá khứ, chẳng hạn như dưới thời chính quyền Trump[3], đã làm suy yếu các nỗ lực nhân đạo tại khu vực và khiến tình hình thêm căng thẳng,trầm trọng. Mặc dù chính quyền Biden đã khôi phục một phần nguồn tài trợ[4], UNRWA vẫn thâm hụt và đã cắt giảm phần lớn dịch vụ ngay cả trước tháng 10 năm 2024.

UNRWA không chỉ cung cấp viện trợ khẩn cấp mà còn xây dựng nền tảng phát triển lâu dài cho người Palestine. Tuy nhiên, sự phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ quốc tế và tài trợ của các quốc gia không ổn định khiến hoạt động của UNRWA dễ bị tổn thương. Điều này ảnh hưởng đến khả năng duy trì ổn định khu vực và hỗ trợ cho người tị nạn Palestine, đặc biệt trong bối cảnh xung đột leo thang. Trong bối cảnh hiện nay, cuộc khủng hoảng Israel và Palestin có quy mô hoàn toàn khác và diễn ra trong một bầu không khí chính trị thù địch gia tăng đối với UNRWA từ cả Israel và Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Trong khi căng thẳng vốn là bản chất của mối quan hệ giữa Israel với cơ quan này phát sinh kể từ khi Israel chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza năm 1967. Sự chuyển dịch gần đây của chính phủ Israel sang cực hữu[5] đã chứng kiến ​​những yêu cầu mới về việc giải tán hoàn toàn UNRWA. Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã tự mình đưa ra những lời kêu gọi như vậy vào năm 2017[6] và 2018[7] , rất lâu trước cuộc chiến hiện tại.

Ngăn chặn hoạt động của UNRWA tại Israel và Đông Jerusalem

Các nhà lập pháp tại Israel vào ngày 28/10 đã thông qua luật có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan chính của Liên Hợp Quốc cung cấp viện trợ cho người dân ở Gaza. Cuộc bỏ phiếu được thông qua với tỷ lệ 92-10 sau cuộc tranh luận nảy lửa giữa những người ủng hộ luật và những người phản đối, chủ yếu là các thành viên người Ả Rập của các đảng trong quốc hội Israel.

UNRWA hiện đang vận hành nhiều cơ sở quan trọng tại Đông Jerusalem, bao gồm trường học, cơ sở y tế, và các dịch vụ cứu trợ nhân đạo cho người tị nạn Palestine. Tuy nhiên, dự luật mới của Israel hướng tới việc cấm hoàn toàn hoạt động của UNRWA tại các khu vực này. Mục tiêu này phản ánh quan điểm chính trị và chiến lược của Israel trong việc duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn tại Đông Jerusalem, một khu vực mà nước này coi là không thể chia cắt. Israel cho rằng sự hiện diện của UNRWA không chỉ gây trở ngại cho các mục tiêu chính trị mà còn tạo ra những thách thức an ninh. Một số quan chức Israel cáo buộc UNRWA dung túng cho các hoạt động khủng bố hoặc các chương trình giáo dục mang nội dung chống lại nhà nước Israel. Ví dụ, trong các trường học do UNRWA quản lý, Israel cho rằng có những nội dung giáo dục khuyến khích lòng căm thù và cổ súy cho việc khôi phục các lãnh thổ Palestine, điều này trực tiếp đối lập với quan điểm của nhà nước Israel. Bằng cách ngăn chặn hoạt động của UNRWA, Israel muốn đảm bảo rằng toàn bộ các dịch vụ giáo dục, y tế và xã hội tại Đông Jerusalem sẽ nằm dưới sự quản lý và giám sát trực tiếp của nước này, qua đó củng cố chủ quyền tại khu vực tranh chấp.

Hạn chế công nhận quyền người tị nạn Palestine

Mục tiêu quan trọng thứ hai của dự luật là chống lại định nghĩa "người tị nạn" mà UNRWA đang sử dụng. UNRWA công nhận người tị nạn Palestine qua nhiều thế hệ[8], bao gồm cả con cháu của những người tị nạn ban đầu từ cuộc xung đột năm 1948[9]. Theo Israel, định nghĩa này đã làm gia tăng số lượng người tị nạn Palestine một cách không cần thiết và gây khó khăn cho tiến trình hòa bình. Dự luật cho rằng định nghĩa "người tị nạn" của UNRWA không phản ánh thực tế, bởi vì nhiều người trong số những người này hiện đã định cư ở các quốc gia khác hoặc sống trong lãnh thổ Palestine nhưng vẫn tiếp tục được coi là người tị nạn. Israel xem điều này là một hình thức duy trì trạng thái xung đột và cản trở các giải pháp hòa bình lâu dài. Mặt khác, Israel nhấn mạnh rằng các chính sách hiện tại của UNRWA không khuyến khích người Palestine hòa nhập hoặc tự giải quyết vấn đề tị nạn của mình. Ví dụ, việc tiếp tục duy trì danh sách người tị nạn Palestine qua nhiều thế hệ khiến họ phụ thuộc vào viện trợ quốc tế thay vì tìm kiếm giải pháp bền vững.

Quan điểm của UNRWA về định nghĩa “người tị nạn” dựa trên các nguyên tắc nhân đạo quốc tế. UNRWA nhấn mạnh rằng người tị nạn Palestine là một trong những cộng đồng bị tước đoạt quyền lợi lớn nhất thế giới, và cần được hỗ trợ lâu dài cho đến khi đạt được giải pháp công bằng và bền vững. UNRWA lập luận rằng, nếu không có việc mở rộng quy chế qua các thế hệ, một số lượng lớn người Palestine sẽ bị loại bỏ khỏi các chương trình hỗ trợ cơ bản như giáo dục, y tế và lương thực. Điều này có thể làm gia tăng nghèo đói và bất ổn tại khu vực[10].

Trẻ em Palestine phải đi xếp hàng để nhận thực phẩm tại Rafah, Gaza (Nguồn: AFP)

UNRWA dựa vào các nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế để duy trì định nghĩa mở rộng của mình. Tổ chức cho rằng việc tiếp tục công nhận con cháu của người tị nạn Palestine phù hợp với các quy tắc của luật pháp quốc tế, chẳng hạn như Công ước Liên Hợp Quốc năm 1951 về Quy chế người tị nạn và các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, bao gồm Nghị quyết 194 (III) năm 1948, trong đó khẳng định quyền hồi hương và bồi thường của người tị nạn Palestine[11]. Ngoài ra, UNRWA nhấn mạnh rằng việc bảo vệ quyền lợi của người tị nạn Palestine không chỉ là trách nhiệm của riêng tổ chức, mà còn là trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các nguyên nhân cơ bản của vấn đề[12].

Có thể thấy, bằng việc thông qua dự luật này, Israel đã tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng hạn chế công nhận quyền người tị nạn không chỉ nhằm giảm thiểu áp lực tài chính từ các bên quốc tế tài trợ mà còn gửi thông điệp mạnh mẽ rằng việc giải quyết vấn đề người tị nạn Palestine cần được thực hiện trong khuôn khổ hòa bình, không phải thông qua các tổ chức quốc tế như UNRWA.

Kết luận

Hai mục tiêu chính của dự luật của Israel là ngăn chặn hoạt động của UNRWA tại Israel và Đông Jerusalem, cùng với việc hạn chế công nhận quyền người tị nạn Palestine đã phản ánh quan điểm chiến lược của Israel nhằm củng cố chủ quyền lãnh thổ và kiểm soát vấn đề người tị nạn trong khuôn khổ chính trị và an ninh của mình. Tuy nhiên, các mục tiêu này cũng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đặc biệt là với cộng đồng quốc tế và người Palestine, bởi chúng trực tiếp tác động đến các quyền cơ bản của người tị nạn và vấn đề nhân đạo.

Một trong những chỉ trích lớn nhất đối với định nghĩa của UNRWA là việc mở rộng quy chế qua các thế hệ dẫn đến gia tăng số lượng người tị nạn Palestine, từ khoảng 750.000 người vào năm 1948 lên hơn 5,9 triệu người vào năm 2023. Tuy nhiên, UNRWA lập luận rằng điều này không phải là "lạm dụng định nghĩa", mà là cách duy trì trách nhiệm đối với các quyền lợi hợp pháp của cộng đồng người Palestine bị ảnh hưởng bởi xung đột. UNRWA cũng phản bác các cáo buộc rằng định nghĩa của họ làm trầm trọng thêm xung đột hoặc cản trở tiến trình hòa bình. Tổ chức này khẳng định rằng định nghĩa hiện tại chỉ nhằm đảm bảo rằng người Palestine bị ảnh hưởng được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, chứ không nhằm thúc đẩy bất kỳ động cơ chính trị nào.

Tài liệu tham khảo

1. UNGA, Resolution 194 (III), United Nations General Assembly (1948)

2. Akram, S. M., & Rempel, T, Temporary Protection as an Instrument for Implementing the Right of Return for Palestinian Refugees, Boston University International Law Journal, 22(1), 1-41 (2004)

3. Akram, S. M., Palestinian Refugees and Their Legal Status: Rights, Politics, and Implications for a Just Solution, Journal of Palestine Studies, 31(3), 36-51 (2014)

4. Farah, R., UNRWA and the Palestinian Refugees: Responsibility and Accountability, Refugee Survey Quarterly, 38(1), 1-21 (2019)

5. URNWA, Statement on the United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugees in the Near East (UNRWA), (30 July 2024) https://www.unrwa.org/newsroom/notes/statement-united-nations-relief-and-works-agency-palestine-refugees-near-east-unrwa

6. URNWA, UNRWA launches the 2024-2025 Academic Year in the West Bank amidst increasing insecurity(12 September 2024), https://www.unrwa.org/newsroom/news-releases/unrwa-launches-2024-2025-academic-year-west-bank-amidst-increasing-insecurity-insecurity

7. Anne Irfan, Trump cuts aid to Palestinian refugees – and throws their future into doubt, The Conversation (23 January 2018; 02:52 PM) https://theconversation.com/trump-cuts-aid-to-palestinian-refugees-and-throws-their-future-into-doubt-90282

8. The Guardian, Biden restores $200m in US aid to Palestinians slashed by Trump (2021) https://www.theguardian.com/us-news/2021/apr/08/joe-biden-restores-us-aid-palestinians-donald-trump

9. John Strawson, Israeli elections: Benjamin Netanhayu set to return – with some extreme new partners, The Conversation (November 3 2022; 4:10 PM) https://theconversation.com/israeli-elections-benjamin-netanhayu-set-to-return-with-some-extreme-new-partners-193814

10. Aljazeera, Israel calls for end of UN Palestinian refugee agency (11 June 2017)https://www.aljazeera.com/news/2017/6/11/israel-calls-for-end-of-un-palestinian-refugee-agency

11. Euronews, Netanyahu: 'Shut down UNRWA' (01/07/2018; 18:06) https://www.euronews.com/2018/01/07/netanyahu-shut-down-unrwa-

12. UNRWA, Palestine refugees, https://www.unrwa.org/palestine-refugees#:~:text=Palestine%20refugees%20are%20defined%20as,result%20of%20the%201948%20conflict.%E2%80%9D

[1] URNWA, Statement on the United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugees in the Near East (UNRWA), (30 July 2024) https://www.unrwa.org/newsroom/notes/statement-united-nations-relief-and-works-agency-palestine-refugees-near-east-unrwa

[2] URNWA, UNRWA launches the 2024-2025 Academic Year in the West Bank amidst increasing insecurity (12 September 2024), https://www.unrwa.org/newsroom/news-releases/unrwa-launches-2024-2025-academic-year-west-bank-amidst-increasing-insecurity-insecurity

[3] Anne Irfan, Trump cuts aid to Palestinian refugees – and throws their future into doubt, The Conversation (23 January 2018; 02:52 PM) https://theconversation.com/trump-cuts-aid-to-palestinian-refugees-and-throws-their-future-into-doubt-90282

[4] The Guardian, Biden restores $200m in US aid to Palestinians slashed by Trump (2021) https://www.theguardian.com/us-news/2021/apr/08/joe-biden-restores-us-aid-palestinians-donald-trump

[5] John Strawson, Israeli elections: Benjamin Netanhayu set to return – with some extreme new partners, The Conversation (November 3 2022; 4:10 PM) https://theconversation.com/israeli-elections-benjamin-netanhayu-set-to-return-with-some-extreme-new-partners-193814

[6] Aljazeera, Israel calls for end of UN Palestinian refugee agency (11 June 2017) https://www.aljazeera.com/news/2017/6/11/israel-calls-for-end-of-un-palestinian-refugee-agency

[7] Euronews, Netanyahu: 'Shut down UNRWA' (01/07/2018; 18:06) https://www.euronews.com/2018/01/07/netanyahu-shut-down-unrwa-

[8] Điều đặc biệt trong định nghĩa của UNRWA là việc mở rộng khái niệm qua các thế hệ, cho phép con cháu của người tị nạn ban đầu được tiếp tục hưởng quy chế tị nạn. UNRWA cho rằng điều này phù hợp với nghĩa vụ nhân đạo và vai trò của tổ chức trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của người tị nạn Palestine.

Xem: Akram, S. M., Palestinian Refugees and Their Legal Status: Rights, Politics, and Implications for a Just Solution, Journal of Palestine Studies, 31(3), 36-51 (2014)

[9] Theo Cơ quan Cứu trợ và Hành động của Liên Hợp Quốc dành cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA), “người tị nạn Palestine” được định nghĩa là những người có nơi cư trú thường xuyên ở Palestine trong khoảng thời gian từ ngày 1/6/1946 đến 15/5/1948 và mất nơi cư trú, phương tiện sinh kế do xung đột năm 1948. Định nghĩa này bao gồm cả con cháu của những người tị nạn ban đầu.

Xem: UNRWA, Palestine refugees, https://www.unrwa.org/palestine-refugees#:~:text=Palestine%20refugees%20are%20defined%20as,result%20of%20the%201948%20conflict.%E2%80%9D

[10] Farah, R., UNRWA and the Palestinian Refugees: Responsibility and Accountability, Refugee Survey Quarterly, 38(1), 1-21 (2019)

[11] UNGA, Resolution 194 (III), United Nations General Assembly (1948)

[12] Akram, S. M., & Rempel, T, Temporary Protection as an Instrument for Implementing the Right of Return for Palestinian Refugees, Boston University International Law Journal, 22(1), 1-41 (2004)

Cùng chuyên mục

Phản ứng mạnh trước quyết định “né trách nhiệm” của Meta

Phản ứng mạnh trước quyết định “né trách nhiệm” của Meta

Pháp luật quốc tế -  2 ngày trước

Tập đoàn Meta, công ty mẹ của Facebook, vừa qua thông báo chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba (phát hiện tin giả) có từ năm 2016, đối với các nội dung trên các nền tảng thuộc sở hữu của Meta, trước mắt tại Mỹ. Quyết định của Meta đã bị chỉ trích mạnh mẽ.

Quy định về các tội xâm phạm quyền của chủ nợ theo Bộ luật hình sự Thụy Điển

Quy định về các tội xâm phạm quyền của chủ nợ theo Bộ luật hình sự Thụy Điển

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Bộ luật Hình sự Thụy Điển quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu, trong đó, các quyền của chủ nợ được quy định khá chặt chẽ nhằm bảo vệ triệt để quyền của chủ nợ đối với con nợ. Tác giả so sánh quy định của Bộ luật Hình sự Thụy Điển với quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Bộ luật Hình sự Việt Nam và đưa ra khuyến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.

Thế giới 2025 và những dự báo

Thế giới 2025 và những dự báo

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Khi năm 2024 sắp kết thúc, dự báo thế giới năm 2025 đã được đưa ra từ giới chuyên gia, các nhà quan sát, phân tích và bình luận quốc tế; bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là dự báo về kinh tế toàn cầu, rủi ro địa chính trị, thiên tai, trí tuệ nhân tạo, các tiến bộ về điều trị căn bệnh ung thư, vị trí của tiền kĩ thuật số (tiền ảo)...

Đằng sau lệnh xóa sổ 'nền kinh tế thuốc phiện' của Taliban

Đằng sau lệnh xóa sổ 'nền kinh tế thuốc phiện' của Taliban

Pháp luật quốc tế -  3 tuần trước

Từng là nơi sản xuất heroin và thuốc phiện lớn nhất thế giới, Afghanistan đang dần loại bỏ "cái chết trắng" dưới lệnh cấm cứng rắn từ chính quyền Taliban.

Châu Âu tìm cách chống tin tặc

Châu Âu tìm cách chống tin tặc

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện một bước đi mới trong chiến lược nhằm bảo vệ không gian mạng.

Hành trình 'dọn rác' mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Hành trình "dọn rác" mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành "bãi rác" khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và "dọn rác" mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Singapore cho phép luật sư tư có thể tham gia hành động nhân danh Chính phủ

Singapore cho phép luật sư tư có thể tham gia hành động nhân danh Chính phủ

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Để tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề thương mại - đầu tư quốc tế, Singapore có những quy định trao thẩm quyền trực tiếp cho Tổng Chưởng lý và thiết lập cơ chế cho phép luật sư tư có thể tham gia hành động nhân danh cho Chính phủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Đọc nhiều