Pháp luật quốc tế

Xung đột Hamas - Israel: Chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm”

System Thứ ba, 02/04/2024 - 09:27

Cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas vẫn đang đẩy khu vực Trung Đông vào tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Trải qua gần 180 ngày giao tranh, đến nay tình hình vẫn căng thẳng, thương vong vẫn cao. Israel vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra; trong khi đã có những ngã rẽ mới, với Biển Đỏ cuộn nhiều cơn sóng dữ.

Cuộc chiến ngày càng khốc liệt

       Từ khi lực lượng Hamas mở cuộc tấn công (ngày 7/10/2023) vào các địa phương miền Nam Israel, rồi Israel phản công, đến nay hàng trăm nghìn người Palestin tại Dải Gaza đã chết và bị thương, đa số là dân thường, hàng trăm người Israel vẫn còn bị giữ bị Hamas giữ làm con tin tại Dải Gaza.

       Israel phát động chiến dịch tấn công trả đũa mang tên “Những thanh gươm sắt”, huy động gần như toàn bộ quân số và vũ khí, khí tài, cộng thêm mấy trăm nghìn quân dự bị, với quyết tâm “xóa sổ” Hamas.

Chuyển nạn nhân một cuộc không kích tại Dải Gaza

       Các trận không kích, pháo kích khiến số lượng thương vong tại Dải Gaza tăng lên hàng trăm người mỗi ngày. Israel đã thực hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công vào Dải Gaza. Ngoài số người chết và bị thương kể trên, còn phải kể gần 90 % dân số Gaza phải rời bỏ nhà cửa, hơn 50 % các công trình dân sự bị phá hủy không thể phục hồ,. 100 % học sinh phải nghỉ học. Đặc biệt, cuộc tấn công đã gây tình trạng thảm họa nhân đạo mà chuyên gia Liên hợp quốc gọi là “địa ngục trần gian”, khi các bệnh viện không thể hoạt động đủ chức năng, phần lớn người dân Gaza bị nạn đói đe dọa nhiều tháng nay.

      Với Israel, càng lún sâu vào cuộc chiến, thế bế tắc càng rõ. Trước khi phát động tấn công vào Gaza, Israel đặt ra 3 mục tiêu chính: loại bỏ lực lượng Hamas, giải phóng toàn bộ con tin và “thay đổi cục diện Trung Đông”, để không còn lực lượng nào có thể đe dọa an ninh nước này. Tuy nhiên, đến nay cả 3 mục tiêu này vẫn còn dang dở, bất chấp các đợt tấn công dữ dội trên chiến trường, cũng như các hoạt động ngoại giao và nỗ lực hòa giải của nhiều bên.

     Với mục tiêu thứ nhất, Hamas không những không bị loại bỏ mà vẫn giữ nhiều lợi thế, với chiến thuật giằng co kiểu du kích, nhằm đẩy quân đội Israel vào thế sa lầy trên thực địa và sự phản đối của dư luận quốc tế. Quân đội Israel mang tới chiến dịch những công nghệ hiện đại nhất để dò tìm, phát hiện, phá hủy hệ thống đường hầm có chiều dài đến nay đã xác định hơn 500 km và được cho là xương sống sức mạnh quân sự của Hamas. Nhưng dường như công việc đó quá tải, khi các đơn vị tác chiến đặc biệt vấp phải những cái bẫy chết người do Hamas cài đặt. Daphne Richemond-Barak - phó giáo sư khoa Quản trị, Ngoại giao & Chiến lược Lauder (thuộc Đại học Reichman, Israel) nhận định: Hamas đã thành công khi lấy hệ thống đường hầm và các công trình phức tạp làm điểm tựa. Chưa bao giờ trong lịch sử, quân phòng thủ có thể tồn tại lâu đến thế, trong những đường hầm với không gian bó hẹp như vậy”.

      Với mục tiêu giải phóng con tin của Israel, đến nay mới có một phần trong tổng số khoảng 240 con tin được giải thoát, số còn lại vẫn đang bị giam giữ tại Dải Gaza.

        Mục tiêu thứ ba cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Bạo lực tiếp tục leo thang trong khu vực. Sau khi Mỹ và Anh thực hiện hàng trăm cuộc không kích nhằm vào Houthi, lực lượng này vẫn  chưa ngừng tấn công “trả đũa”. Houthi đã thực hiện hàng trăm cuộc tấn công nhằm vào các tàu thương mại trên Biển Đỏ, làm gián đoạn hoạt động của một trong những tuyến vận tải biển quan trọng nhất thế giới. Từ Liban, phong trào Hezbollah và các nhánh của Hamas vẫn nhiều lần bắn đạn pháo sang lãnh thổ Israel; các thủ lĩnh của Hezbollah tiếp tục cảnh báo “sẽ không ngồi yên”, chừng nào các cuộc tấn công của Israel tại Gaza chưa dừng lại.

Biển Đỏ dậy sóng

       Sau khi Israel mở chiến dịch quân sự ở Dải Gaza để trả đũa các vụ tấn công của Phong trào Hồi giáo Hamas, lực lượng Houthi ở Yemen tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền mà họ cho rằng có quan hệ với Israel đi qua tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ. Lâu nay, Biển Đỏ (tuyến hàng hải huyết mạch kết nối Á-Âu) luôn là mắt xích quan trọng và then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu về dầu, khí đốt tự nhiên, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp... khi xử lý khoảng 12% khối lượng thương mại toàn cầu. Đặc biệt, từ khi hoạt động vận tải qua Kênh đào Panama sụt giảm từ cuối năm ngoái do hạn hán nghiêm trọng, rất nhiều tàu thuyền đến Bờ Đông nước Mỹ đã chuyển hướng qua Kênh đào Suez, khiến lưu lượng giao thông đường thủy qua khu vực này càng nhộn nhịp hơn. Là con đường ngắn nhất, rẻ nhất, hiệu quả nhất để kết nối Châu Á và Châu Phi với Châu Âu qua Địa Trung Hải, tuyến vận tải Biển Đỏ đi qua Kênh đào Suez có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, một khi bị gián đoạn, nó bị ảnh hưởng rất lớn. Trước diễn biến mới, các hãng vận tải biển lớn nhất thế giới (MSC, Maersk, CMA CGM và Hapag-Lloyd trụ sở tại Châu Âu, hay Cosco Shipping, HMM và Evergreen Line trụ sở tại Châu Á) đã phải ngừng hoạt động vận chuyển qua Biển Đỏ và chuyển hướng tàu. Tuyến đường thay thế được các hãng lựa chọn là đi qua Mũi Hảo Vọng ở cực nam Châu Phi. Tuy nhiên, theo tập đoàn ING của Hà Lan, việc định tuyến lại qua Mũi Hảo Vọng sẽ tăng thêm 3.000-3.500 hải lý (6.000 km), cộng thêm khoảng 10 ngày di chuyển cho hành trình kết nối Châu Âu với Châu Á. Thời gian vận chuyển kéo dài hơn còn có thể tác động dây chuyền đến thời gian xử lý hàng tại các cảng ở Anh và các trung tâm lớn ở Châu Âu (như Rotterdam, Antwerp, Hamburg…). Hơn nữa, việc chuyển hướng tàu dự kiến tiêu tốn thêm khoảng 1 triệu USD nhiên liệu cho mỗi chuyến đi khứ hồi. Chi phí bảo hiểm cũng tăng lên, qua đó làm tăng chi phí tổng của chuyến hàng.

        Theo công ty nghiên cứu và tư vấn hàng hải Drewry, phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến Châu Âu qua Biển Đỏ hiện nay khoảng 4.000 USD, tăng 248 % so với mức 1.148 USD ghi nhận vào ngày 21/11/2023. Còn theo Flexport, giá cước từ Châu Á đến Bắc Mỹ đã tăng gần 100 %. Phí bảo hiểm tăng và chi phí định tuyến lại sẽ tác động chậm nhưng đều đặn đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hàng loạt hãng vận tải lớn (Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk…) đã thu thêm phụ phí từ tháng 1/2024 do phải thay đổi hải trình, tránh đi qua kênh đào Suez và khu vực Biển Đỏ. Theo VASEP, cước tàu biển tăng sẽ là thách thức mới cho các doanh nghiệp thủy sản trong năm 2024. Căng thẳng tại vùng Biển Đỏ tiếp diễn đang khiến chi phí vận tải tăng; giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

       Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm tăng khoảng 1 điểm phần trăm vào lạm phát. Nay các cuộc tấn công trên Biển Đỏ kéo dài và gia tăng, nhiều quốc gia đang phải đau đầu trước nguy cơ giá cả tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng, đe dọa nền kinh tế vừa phục hồi sau đại dịch COVID-19.

          Để đối phó lực lượng Houthi, quân đội  Mỹ và Anh đã thực hiện hàng trăm cuộc tấn công các cơ sở quân sự của Houthi tại Yemen, trong khi EU đang nỗ lực tổ chức phối hợp thực hiện “phòng thủ” ở Biển Đỏ. Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho biết, hoạt động này nhằm bảo vệ các tàu thương mại ở Biển Đỏ trước những cuộc tấn công của Houthi; EU đang triển khai các tàu chiến và hệ thống cảnh báo sớm trên không để bảo vệ các tàu hàng đi qua khu vực Biển Đỏ.

Khả năng ngừng bắn còn xa

         Cuộc phiêu lưu quân sự tại Trung Đông đang chứng kiến những diễn biến bế tắc; trước mắt người dân Israel và Dải Gaza vẫn là cuộc xung đột dai dẳng, chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.

         Phía Israel vẫn đang tìm cách giải cứu những con tin còn bị giam ở Gaza; đồng thời vẫn quyết tâm nối lại chiến dịch tấn công nhằm xóa sổ Hamas, sau khi thỏa thuận ngừng bắn kết thúc. Phía Hamas về cơ bản muốn tìm đường sống cho họ, thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn lâu dài và có thể duy trì ảnh hưởng ở Gaza thời kỳ “hậu chiến”, dù không còn là phe kiểm soát khu vực.

         Hai mục tiêu ngược nhau này đang cản trở Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza nhiều tháng nay. Thu hẹp khoảng cách giữa hai bên trở thành ưu tiên cấp bách đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, khi họ đang cùng các bên trung gian (Qatar, Ai Cập, Arab Saudi) giúp Israel và Hamas đàm phán thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn.

         Các bên trung gian đàm phán mô tả đàm phán là cơ hội cuối cùng để đạt được thỏa thuận, nhằm ngăn kế hoạch tấn công của Israel vào Rafah, thành trì cuối cùng của Hamas ở Gaza. Tuy nhiên, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết đã nói rõ với Tổng thống Biden rằng ông sẽ không từ bỏ kế hoạch đưa quân vào thành phố phía nam Dải Gaza. Thủ tướng Netanyahu vẫn tuyên bố, mục tiêu của Israel vẫn là phá hủy hoặc loại bỏ khả năng quân sự cùng vai trò lãnh đạo của Hamas, trả tự do cho tất cả con tin và đảm bảo Gaza không còn là mối đe dọa đối với Israel. Phía Israel cho thấy họ vẫn đang do dự trong việc đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào có thể được coi là đầu hàng trước Hamas. Mục tiêu của Israel là giảm thiểu thắng lợi của Hamas càng nhiều càng tốt.

         Israel và Hamas đang thảo luận về một lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, trong đó 40 con tin sẽ được thả. Tuy nhiên, một vấn đề khiến đàm phán bế tắc là liệu thỏa thuận ngừng bắn có khiến Israel rút lực lượng hoàn toàn khỏi Gaza để chấm dứt xung đột, hay họ sẽ tiếp tục khởi động chiến dịch sau đó, cho dù quân đội Israel đang mệt mỏi sau nhiều tháng chiến đấu. Lập trường thiếu rõ ràng của Israel về thỏa thuận ngừng bắn cũng là trở ngại lớn. Theo Tahani Mustafa, nhà phân tích về vấn đề Palestine của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) tại Bỉ, Israel đến nay vẫn chưa hề đưa ra đảm bảo về số lượng hàng viện trợ mà họ cho phép vào Gaza, cũng như không có đảm bảo cho những người dân di tản trở về phía bắc khu vực này.

         Một điểm bế tắc khác đối với Israel là Hamas muốn quyết định danh sách tù nhân Palestine được thả theo thỏa thuận. Các bộ trưởng cực hữu đã dọa rời khỏi liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu để bày tỏ phản đối bất kỳ thỏa thuận nào có điều khoản như vậy. Họ không muốn những tù nhân Palestine bị giam với tội danh "tấn công gây thương vong hàng loạt" được trả tự do. Hamas cũng đòi Israel trả tự do cho 170 người Palestine từng được thả khỏi các nhà tù theo thỏa thuận năm 2011 nhưng sau đó bị bắt lại. Thỏa thuận này liên quan tới trao đổi binh sĩ Israel Gilad Shalit để lấy hơn 1.000 tù nhân Palestine. Cho đến nay, phía Israel vẫn từ chối yêu cầu này và tuyên bố chỉ sẵn sàng thả 47 người trong số đó.

         Nhiều chuyên gia đàm phán cho biết, chỉ riêng việc đàm phán việc thả con tin của hai bên, cũng còn phải qua ít nhất hai tuần đàm phán.

                                                                                                            Vũ Thịnh

Cùng chuyên mục

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Pháp luật quốc tế -  3 tuần trước

Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.

 Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Vào lúc 12h02 ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0 giờ 2 phút ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".