Tầm nhìn - Chính sách

Xem xét quy định yêu cầu về văn hóa, xã hội trong quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Nhật Duy Thứ ba, 27/08/2024 - 15:39

(PLPT) - Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn - đề nghị xem xét thiết kế riêng một Điều quy định yêu cầu về văn hóa, xã hội trong quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Bảo đảm các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hóa và di sản

Điều hành nội dung thảo luận về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật này. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật.

Thảo luận tại hội nghị, đa số ý kiến bày tỏ đánh giá cao kết quả tiếp thu, giải trình của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Nhiều ý kiến nhất trí với các nội dung lớn của Dự án Luật như quy định về quản lý không gian ngầm, việc bổ sung thêm một số quy định liên quan đến nội dung còn chồng lấn, giao thoa giữa quy hoạch. Các đại biểu cũng cho rằng, về cơ bản Dự Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp tới.

Góp ý về yêu cầu trong quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn - cho biết, khoản 2 Điều 9 trong dự thảo luật quy định nội dung quy định và yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn bảo đảm các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hóa và di sản để làm cơ sở đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và sử dụng đất quy hoạch.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu. (Ảnh: quochoi.vn).

Đại biểu đề nghị xem xét thiết kế riêng một Điều quy định yêu cầu về văn hóa, xã hội trong quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; nhất là việc bảo đảm các yếu tố về xã hội, văn hóa, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình lập, thẩm định và thực hiện quy hoạch.

Tại phiên họp, Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) nêu thực trạng về những khó khăn, bất cập trong nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.

Đại biểu cho biết, Nghị quyết số 61 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 đã phần nào phát huy tác dụng, tuy nhiên vẫn còn có những vướng mắc mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành chưa được tháo gỡ.

Đại biểu đề nghị, ở những địa phương chưa cân đối được nguồn, thì cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên để lập, thẩm định, quyết định đối với quy hoạch đô thị và nông thôn được lập sau ngày 16/6/2022 và quy hoạch đã được bố trí một phần kinh phí, nhưng phát sinh thêm các nhiệm vụ quy hoạch sau ngày 16/6/2022.

Nữ đại biểu cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sớm có chủ trương thống nhất với Chính phủ để các bộ, ngành liên quan có sự đồng bộ trong hướng dẫn các địa phương áp dụng triển khai, tổ chức và thực hiện kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 61 của Quốc hội.

Cần có thước đo chung về đặc thù giữa các địa phương

Quan tâm nội dung lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định tại Mục 6 dự thảo Luật, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) nhận xét, toàn bộ mục này sử dụng rất phổ biến cụm từ "cộng đồng dân cư có liên quan".

Bà Thúy đặt vấn đề: "Đối với quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương thì có lấy ý kiến toàn bộ dân cư sống tại thành phố đó không? Nếu nếu lấy ý kiến dân cư của cả thành phố thì cụm từ "cộng đồng dân cư" là chưa phù hợp, bởi cụm từ này thường để chỉ một cụm dân cư có quy mô nhỏ, tập trung tại một khu vực trong lãnh thổ có tính chất quần cư cao".

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thuý - Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh phát biểu. (Ảnh: quochoi.vn).

Do đó, đại biểu đề nghị cần phải quy định cụ thể trong luật phạm vi của "cộng đồng dân cư có liên quan", làm rõ nội hàm, giải thích rõ ràng về khái niệm này, đảm bảo việc lấy ý kiến được thực hiện một cách thống nhất.

Tham gia ý kiến về quy hoạch chung huyện quy định tại Điều 27, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên - Huế) cho biết, khoản 5 Điều 27 dự thảo Luật quy định "Quy hoạch chung huyện được phê duyệt là cơ sở để xác định, lập dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khung".

Theo đại biểu, quy định như dự thảo là chưa rõ và thiếu đồng bộ với các quy định của tại khoản 2 của Điều 27. Việc xây dựng quy hoạch chung của huyện còn làm cơ sở để xây dựng quy hoạch chung của xã, quy hoạch chung thị trấn và đô thị mới dự kiến trở thành thị trấn.

Đại biểu cho rằng, cần bổ sung vào quy định tại khoản 5 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, cụ thể khoản này cần sửa như sau: "Quy hoạch chung huyện được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chung xã, quy hoạch chung thị trấn và đô thị mới dự kiến trở thành thị trấn, quy hoạch phân khu các khu chức năng trong huyện, và lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung cấp huyện".

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu, đoàn Thừa Thiên - Huế. (Ảnh: Quochoi.vn).

Về quy hoạch chung xã, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 27 về việc không yêu cầu lập riêng quy hoạch chung xã đối với tất cả các xã mà chỉ lập riêng quy hoạch chung xã trong trường hợp xã có đặc thù về quy mô dân số, diện tích, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, điều kiện tự nhiên, cảnh quan.

Tại thời điểm lập quy hoạch chung huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định các xã cần phải lập quy hoạch chung xã trong nhiệm vụ quy hoạch chung huyện.

Tuy nhiên, bà Sửu cho rằng, cần có thước đo chung về đặc thù (quy mô dân số, diện tích, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội) để thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương, địa bàn tương liên trên cả nước và tránh việc lợi dụng, lạm dụng làm cản trở đến sự phát triển chung của đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải (Ảnh: Quochoi.vn).

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu đánh giá cao tinh thần làm việc trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan hữu quan, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu, của các Đoàn ĐBQH, các cơ quan, tổ chức hữu quan, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Luật cùng hồ sơ tài liệu theo đúng quy định để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Cùng chuyên mục

Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV được bắt đầu từ sáng mai 19/6 và diễn ra trong 1,5 ngày (19-20/6) đối với 2 nhóm vấn đề. Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu khai mạc, kết thúc và điều hành các nội dung của phiên Phiên chất vấn.

Sáp nhập để “cộng hưởng”, tạo ra tư duy điều hành mới, hiệu quả hơn

Sáp nhập để “cộng hưởng”, tạo ra tư duy điều hành mới, hiệu quả hơn

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, việc sáp nhập hai Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là để “cộng hưởng”, tạo ra một tư duy điều hành mới, hiệu quả hơn.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 14

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 14

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Ngày 19/6, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ 14 sơ kết công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025, chỉ đạo phương hướng thực hiện nhiệm vụ cuối năm 2025.

Chi bộ Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Chi bộ Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Chiều 13/6, tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Chi bộ Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành rất cao, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính c

Tăng cường chính sách khuyến khích và hỗ trợ

Tăng cường chính sách khuyến khích và hỗ trợ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tăng cường chính sách khuyến khích và hỗ trợ trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ (sửa đổi) và đổi mới sáng tạo.

Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển

Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển

Tầm nhìn - Chính sách -  2 tuần trước

Sáng 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Bài viết 'thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết 'thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Tầm nhìn - Chính sách -  2 tuần trước

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.