Tầm nhìn - Chính sách

Lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Thứ tư, 24/07/2024 - 10:41
Nghe audio
0:00

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì cuộc làm việc về đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp- Ảnh 1.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì cuộc làm việc - Ảnh: VGP/GH

Sáng 18/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì cuộc làm việc của Ban chỉ đạo với các Bộ, cơ quan đại diện chủ sở hữu, Tập đoàn, Tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước về đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Dự thảo Luật đã bổ sung một số điểm mới so với quy định

Cuộc họp của Ban chỉ đạo có sự tham dự của đại diện của các đồng chí trong Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đại diện các Bộ, Tập đoàn, Tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước…

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn nhấn mạnh, nhiệm vụ của các doanh nghiệp Nhà nước đặt ra rất lớn, các doanh nghiệp nhà nước có vai trò then chốt, thiết yếu, dẫn dắt các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Cuộc họp nhằm nghe các ý kiến đóng góp thiết thực nhất của của đại diện chủ sở hữu, tập đoàn, tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về 5 nội dung để đóng góp cho dự thảo Luật nêu trên. Đó là, thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ hay chưa để tháo gỡ các vướng mắc hiện nay của doanh nghiệp Nhà nước như về trình tự, thủ tục, vấn đề tài chính với sáp nhập công ty con vào công ty mẹ; vấn đề chuyển giao tài sản; vấn đề kiểm tra tài sản…

Thứ hai là thảo luận về vấn đề phân cấp, phân quyền và quản lý về nội dung này. Thứ ba là thảo luận những vấn đề vấn đề để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển theo đúng mục tiêu, dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển… trong dự thảo đã đạt yêu cầu hay chưa. Thứ tư là vấn đề Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm là cải cách hành chính, vấn đề đầu tư, mua sắm... Thứ năm là thảo luận về dự thảo Luật đã bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất theo hệ thống pháp luật hay chưa.

Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp- Ảnh 2.
Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp- Ảnh 2.Các Tập đoàn, Tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh: VGP/GH

Phó trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nguyễn Cảnh Việt đã báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, cơ quan tham gia ý kiến, kiến nghị hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

Qua tổng hợp ý kiến tham gia cho thấy, dự thảo Luật đã bổ sung một số điểm mới so với quy định tại Luật 69/2014/QH13 về Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp để phù hợp yêu cầu thực tiễn phát sinh như: Bổ sung đối tượng điều chỉnh bao gồm doanh nghiệp do Nhà nước nắm từ >50% vốn điều lệ tới

Dự thảo Luật cũng quy định rõ quy trình, thủ tục, phân công rõ nhiệm vụ các cơ quan, hồ sơ yêu cầu, nội dung thẩm tra đối với việc báo cáo Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dự thảo cập nhật 1 số lĩnh vực mới mà Nhà nước cần đầu tư vốn tại doanh nghiệp; luật hóa quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp Nhà nước, người đại diện chủ sở hữu… về quản lý Nhà nước tại doanh nghiệp, các vấn đề có liên quan trước Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan liên quan…

Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp- Ảnh 3.
Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp- Ảnh 3.Đại diện Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước đóng góp ý kiến - Ảnh: VGP/GH

Cải cách mạnh mẽ TTHC trong hoạt động quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Cũng theo Phó trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nguyễn Cảnh Việt, các ý kiến tham gia đều nhất trí với các quan điểm xây dựng Luật được nêu tại dự thảo Tờ trình Chính phủ.

Cụ thể là các quan điểm: Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn với việc phân công rõ, phân cấp mạnh cho cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp; tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước với hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện vai trò là chủ sở hữu phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp, không can thiệp hành chính vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp; Vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản/vốn của pháp nhân doanh nghiệp...

Các ý kiến tham gia cũng cho rằng việc thể hiện các quan điểm nêu trên vào dự thảo Luật còn chưa được đầy đủ, toàn diện và chưa nhất quán; do vậy các cơ quan, doanh nghiệp đều đề nghị cần phải tiếp tục rà soát để điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện.

Tại cuộc làm việc, đại diện các đơn vị đã tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nêu các kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; thảo luận những nội dung còn có quan điểm khác và đề nghị cần phải tiếp tục rà soát, đánh giá, hoàn thiện.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cảm ơn các ý kiến phát biểu trách nhiệm của đại diện các Tập đoàn, Tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước để hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Qua ý kiến đóng góp tại cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đề nghị Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp tổng hợp ý kiến đóng góp, báo cáo cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Luật tiếp thu các góp ý để hoàn thiện dự thảo Luật, bổ sung những điểm mới, bỏ những điểm còn hạn chế. Việc hoàn thiện dự thảo Luật có mục tiêu để các doanh nghiệp phát triển hơn nữa; tăng phân cấp, phân quyền; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thể hiện đúng vai trò then chốt, chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều