Tầm nhìn - Chính sách

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hoa Cẩm Thứ sáu, 26/07/2024 - 13:01
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia. Công tác chuẩn bị cho Lễ truy điệu đang được đội nghi lễ Quân đội Nhân dân khẩn trương tiến hành.

Trưa 26/7, thời tiết Hà Nội nắng nóng với nền nhiệt độ lên tới 36 độ. Dù vậy, nhiều người dân đã xếp hàng đứng, ngồi chờ trước cửa Nghĩa trang Mai Dịch - nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo kế hoạch, sau Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc 13h tại Nhà tang lễ Quốc gia, Lễ an táng Tổng Bí thư diễn ra lúc 15h cùng ngày, tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

Đọc điếu văn tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Theo Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng, dân tộc và nhân dân. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú.

Điểm lại những dấu mốc trong cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết trong tần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

“Với tầm nhìn chiến lược về tình hình quốc tế trong thế giới đương đại, với những nỗ lực không ngừng góp phần duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở ra chương mới trong quan hệ giữa nước ta với đối tác quốc tế, thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, tăng cường sự đóng góp của Việt Nam bằng nhiều cam kết, hành động thiết thực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Theo ông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền cảm hứng mãnh liệt, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bằng trí tuệ, tinh thần nhân văn, nhân ái cao cả, bằng ý chí, quyết tâm mạnh mẽ, bằng nhân cách và danh dự người chiến sĩ cộng sản hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tâm niệm “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”.

Đặc biệt, theo Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng.

“Đây là cuộc chiến chống giặc nội xâm vô cùng gian nan vất vả làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, khẳng định vai trò tiên phong, bản lĩnh, trí tuệ, để Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh”, Chủ tịch nước nêu trong điếu văn.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, trọn cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân.

“Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng trong sáng, chí công vô tư, lối sống giản dị, liêm khiết, chân thành, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, nhất quán giữa nói và làm, tôn trọng và yêu thương con người, rất đỗi gần gũi với nhân dân”, theo lời điếu văn.

Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp, công lao và cống hiến, tài năng và đức độ của Tổng Bí thư sẽ còn sáng mãi trong lịch sử vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, trong sự tri ân của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, trong tình cảm của bạn bè quốc tế.

Ông Nguyễn Trọng Trường, con trai cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại diện gia đình gửi lời cảm ơn trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đối với những tình cảm, động viên của cơ quan đoàn thể, người dân trong thời gian qua.

“Bố chúng cháu không còn nữa, mang đến nỗi đau sâu sắc đối với gia đình, nhất là mẹ cháu. Từ khi bố chúng cháu lâm bệnh đến tận những giây phút cuối cùng và trong suốt quá trình tổ chức tang lễ, gia đình nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân thành, giúp đỡ tận tình của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương, các ông bà, các bác, cô chú, anh chị em, tình cảm của nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Mẹ cháu và toàn thể gia đình xin bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất”, ông Trường nói.

Đại diện gia đình gửi gửi lời cảm ơn các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, cơ quan đoàn thể trung ương, địa phương, người dân trong nước và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Gia đình Tổng Bí thư cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ quan đoàn thể Trung ương, địa phương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Nhà tang lễ Quốc gia đã chuẩn bị chu đáo trong những ngày tang lễ, cơ quan thông tấn báo chí đã đưa tin.

Trong quá trình tổ chức tang lễ không tránh khỏi sơ suất và gây ra phiền hà cho bà con, gia đình xin được lượng thứ.

Đài truyền hình VTV dẫn thông tin từ Ban Tổ chức Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, đến 10h sáng 26/7, đã có khoảng 120.000 người, gồm: đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào, đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).

Đoàn Nghi lễ Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị phương tiện cho Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.

Theo thông tin từ lãnh đạo UBND huyện Đông Anh, trong thời gian diễn ra Lễ truy điệu người dân có thể theo dõi qua tivi màn hình lớn được đặt tại cổng thôn Lại Đà. Hiện có 3 màn hình lớn được đặt ở thôn Lại Đà để người dân có thể theo dõi Lễ truy điệu.

Tại khu vực tiếp đón ở cổng làng, một số người dân khẩn trương đăng ký phúng viếng. Cán bộ điều phối khu vực này thông báo tạm dừng đón khách vào 11h. Như vậy, từ 11h trưa nay, ban tổ chức không tiếp nhận đăng ký mới đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ viếng dự kiến sẽ kết thúc trước 12h30 để chuẩn bị cho lễ truy điệu vào 13h.

Nhân dân có thể theo dõi truyền hình trực tiếp lễ truy điệu và lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua màn hình lớn đặt tại khu vực rạp đón tiếp tại cổng thôn.

Cán bộ an ninh tại đây cho biết công tác bố trí chỗ ngồi, nước uống, quạt mát cho nhân dân dự lễ truy điệu đều đã sẵn sàng.

Theo nguồn tin của phóng viên, sau lễ truy điệu, linh cữu Tổng Bí thư sẽ được di chuyển từ Nhà tang lễ Quốc gia đi qua các tuyến đường gồm: Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Quảng trường Cách mạng Tháng 8 - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Kim Mã - Đào Tấn - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - đường gom Đại lộ Thăng Long - Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Nghĩa trang Mai Dịch.

Trước đó, để phục vụ quá trình đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng di chuyển qua nhiều tuyến phố Thủ đô để về Nghĩa trang Mai Dịch, Công an TP Hà Nội đã có thông báo phân luồng giao thông và cấm các phương tiện như sau:

Các tuyến đường cấm triệt để phương tiện:

Từ 6h đến 23h ngày 25/7 và từ 6h đến 14h30 ngày 26/7, cấm các phương tiện (trừ xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ lễ Quốc tang) lưu thông trên các tuyến đường: Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ (đoạn từ Lò Đúc đến Tăng Bạt Hổ), Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Lò Đúc đến Trần Thánh Tông), Yec-Xanh, Trần Thánh Tông, Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn (đoạn từ Nguyễn Cao đến Yec-Xanh), Nguyễn Cao (đoạn từ Lê Quý Đôn đến Nguyễn Huy Tự), Hàng Chuối (đoạn từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Công Trứ) và đường Trần Khánh Dư (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lê Quý Đôn).

Các tuyến đường tạm cấm, hạn chế phương tiện gồm:

Từ 6h đến 23h ngày 25/7 và từ 6h đến 14h ngày 26/7, tạm cấm các ô tô chở hàng có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 500kg trở lên, ô tô chở khách từ 29 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe thu gom rác, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ lễ Quốc tang) và hạn chế đối với ô tô cá nhân, xe máy hoạt động trên một số tuyến đường: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông, Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Lò Đúc đến Phố Huế), Trần Khánh Dư, Đê Nguyễn Khoái, Đê 401, Ngô Thì Nhậm, Lê Thánh Tông.

Từ 13h30 đến 15h ngày 26/7, tạm cấm các ô tô chở hàng có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 500kg trở lên, ô tô chở khách từ 29 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe thu gom rác, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ lễ Quốc tang).

Hạn chế đối với ô tô cá nhân, xe máy và cấm triệt để các phương tiện theo hiệu lệnh của lực lượng chức năng trên các tuyến đường: Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Điện Biên Phủ (đoạn từ Cửa Nam đến Trần Phú), Trần Phú, Sơn Tây (đoạn từ Trần Phú đến Kim Mã), Kim Mã, Đào Tấn (đoạn từ Kim Mã đến Liễu Giai), Liễu Giai (đoạn từ Đào Tấn đến Kim Mã), Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Phạm Hùng đến Lê Quang Đạo), Lê Quang Đạo, Lê Đức Thọ, Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Trần Vỹ đến Nguyễn Cơ Thạch).

Từ 15h30 đến 20h ngày 26/7, hạn chế các ô tô chở hàng có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 500kg trở lên, ô tô chở khách từ 29 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe thu gom rác, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ lễ Quốc tang) hoạt động trên một số tuyến đường: Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Nguyễn Cơ Thạch đến Phạm Hùng), Xuân Thủy, Cầu Giấy (đoạn từ Trần Thái Tông đến Trần Đăng Ninh), Trần Đăng Ninh (đoạn từ Cầu Giấy đến Nguyễn Khánh Toàn), Nguyễn Khánh Toàn, Đào Tấn, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn (đoạn từ Nguyễn Thái Học đến Nguyễn Thượng Hiền), Nguyễn Thượng Hiền, Yết Kiêu (đoạn từ Nguyễn Thượng Hiền đến Thiền Quang), Thiền Quang.

Cựu chiến binh Lại Thị Luân (60 tuổi, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ) chia sẻ, từ 2h sáng mấy chị em bàn nhau sẽ đến Nhà tang lễ Quốc gia thắp nén hương cho Tổng Bí thư, nhưng sợ xếp hàng đông, kẹt xe nên mọi người bàn nhau đứng ở nghĩa trang Mai Dịch để tiễn Tổng Bí thư lần cuối.

"Mong muốn của chúng tôi là hôm nay tiễn bác, nhìn thấy bóng hình của bác lần cuối, tiễn đưa một người tuyệt đối trung thành với cách mạng. Chúng tôi không thể vắng mặt ngày hôm nay được" - bà Luân nói.

Bà Vương Thị Dung (71 tuổi, quê ở Cao Bằng) chọn một góc đứng yên lặng, hướng mắt về phía nghĩa trang, trên tay vẫn đeo chiếc đai cố định tay. Bà Dung chia sẻ sau khi kết thúc điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, ban đầu bà dự định về nhà nhưng đã quyết định ở lại Hà Nội để tham dự lễ Quốc tang.

"Tôi cũng muốn lên Nhà tang lễ Quốc gia để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng sức khỏe không cho phép nên ở đây tiễn ông. Đó là tấm lòng thành kính mà một người dân như tôi có thể làm được", bà Dung nói.

Biên tập viên (Theo: Dân trí - Tuổi trẻ - Tiền phong - TTXVN)

Cùng chuyên mục

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  9 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  9 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  10 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  23 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Đọc nhiều