Pháp luật quốc tế

Liên minh châu Phi gia nhập G20

System Thứ sáu, 16/02/2024 - 17:04

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị G20, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo G20 đã đạt được đồng thuận về việc cấp tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU).

Sáng 9/9, Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ.

Dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch Ấn Độ, hội nghị lần này được kỳ vọng tập trung thảo luận để đi đến đồng thuận về nhiều vấn để nổi bật của thế giới.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại phiên đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo G20 ở New Delhi ngày 9/9. Ảnh: AFP

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo G20 đã đạt được đồng thuận về việc cấp tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU).

Trong 7 năm qua, AU đã tích cực vận động để có được tư cách thành viên đầy đủ trong G20. Quyết định kết nạp liên minh của hơn 50 quốc gia châu Phi là một sự công nhận đáng kể về khả năng toàn cầu hóa ngày càng tăng của châu Phi.

Tham dự hội nghị năm nay có nguyên thủ các nước thành viên G20 ngoại trừ Nga và Trung Quốc, cùng lãnh đạo các tổ chức quốc tế, khu vực như Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA), Liên minh Cơ sở hạ tầng chống chịu thảm họa (CDRI), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Liên minh châu Phi (AU), Cơ quan Phát triển Liên minh châu Phi-Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi (AUDA-NEPAD) và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bên cạnh đó, nước Chủ tịch G20 cũng mời lãnh đạo các nước như Bangladesh, Ai Cập, Mauritius, Hà Lan, Nigeria, Oman, Singapore, Tây Ban Nha và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tham dự hội nghị.

Trước đó, hồi tháng 12/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ mong muốn Liên minh châu Phi gia nhập G20 với tư cách là thành viên thường trực, đồng thời đảm bảo rằng “điều đó sẽ xảy ra.”

Động thái này sẽ đưa AU gồm 55 quốc gia thành viên lên vị trí tương đương với Liên minh châu Âu (EU). G20 hiện bao gồm 19 nước thành viên và EU.

Là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20, Ấn Độ ưu tiên tăng cường tiếng nói của các quốc gia Nam Bán cầu và đưa chủ đề này thành trọng tâm trong chương trình nghị sự của nhóm. Trước khi kết nạp AU, các nước G20 chiếm 85% sản lượng kinh tế thế giới và 75% thương mại thế giới, đồng thời chiếm 2/3 dân số toàn cầu.

Ấn Độ đã nhiều lần khẳng định G20 có trách nhiệm đối với các chủ thể không phải là thành viên và khi làm như vậy, Ấn Độ đã tự khẳng định mình là tiếng nói của khu vực Nam bán cầu.

Anh Tiệp

Cùng chuyên mục

Bước phát triển mới trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam

Bước phát triển mới trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc lần thứ 3 (UNOC 3) là một mốc đáng nhớ, với nhiều dấu ấn rõ nét, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong lĩnh vực biển và đại dương, đồng thời cho thấy bước phát triển mới trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Định vị giá trị Việt ở nước ngoài trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo

Định vị giá trị Việt ở nước ngoài trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Ngày 15/6, tại phòng họp Thượng viện nhà Quốc hội Hungary, hơn 300 đại biểu đại diện cho các hội phụ nữ đến từ 18 nước châu Âu đã tham dự Diễn đàn

Hợp tác cùng Việt Nam thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương

Hợp tác cùng Việt Nam thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc về Đại dương (UNOC 3) tại thành phố Nice, Cộng hoà Pháp, ngày 9/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Philemon Yang.

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Bài viết tập trung phân tích làm rõ một số vấn đề pháp lý về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như căn cứ, hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của một số nước trên thế giới (Pháp, Liên bang Nga, Nhật Bản), so sánh với pháp luật Việt Nam; từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến chuyển sâu sắc với nhiều yếu tố bất định, khó lường.

Sự tham gia của Nhân dân vào quy trình lập hiến trên thế giới và ở Việt Nam

Sự tham gia của Nhân dân vào quy trình lập hiến trên thế giới và ở Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Bài viết phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về sự tham gia của Nhân dân vào quy trình lập hiến, khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng và xác định nội hàm của hoạt động này.

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lê