Lừa đảo từ nhóm kín tư vấn sức khỏe: Nâng cao cảnh giác kẻo 'tiền mất tật mang'
Yến Nhi
Thứ tư, 30/10/2024 - 08:26
(PLPT) - Nhiều người bị lừa đảo hàng triệu đồng khi tham gia các nhóm kín tư vấn sức khỏe trên mạng xã hội với lời mời gọi hấp dẫn về thuốc đông y "hiệu quả 100%" và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Cục An toàn thông tin phát thông tin cảnh báo về tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín "Tư vấn sức khỏe" trên mạng xã hội. (Ảnh: Cục An toàn thông tin)
Mất hàng triệu đồng vì tin 'tư vấn sức khỏe' trên mạng xã hội
Hiện nay, tình trạng lừa đảo trên các trang mạng xã hội diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau, điển hình có thể kể đến là tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín "tư vấn sức khỏe". Những hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về kinh tế, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, bà D.N.L. (55 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) bị bệnh xương khớp lâu năm, nên có tham gia một số nhóm kín về tư vấn sức khỏe để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về căn bệnh của mình.
Thời gian gần đây, trên nhóm có đăng một số bài quảng cáo sản phẩm thuốc đông y, cam kết 100% hiệu quả. Thấy có khuyến mãi, nên bà L. đã mua về sử dụng và được gửi ngay sau đó. Khi nhận sản phẩm, nhận thấy thuốc hơi khác, bà có đến phòng mạch để hỏi bác sĩ, bác sĩ tư vấn là thuốc này hoàn toàn không phải trị bệnh khớp.
Thủ đoạn chung của các đối tượng trên là tạo lập các Fanpage, hội nhóm trên mạng xã hội hoặc gọi điện nhằm lôi kéo nạn nhân tham gia. Ban đầu, các đối tượng mời tham gia vào các hội nhóm, gọi điện tư vấn mua thuốc đông y để chữa bệnh, cùng chương trình khuyến mãi hấp dẫn, như được dùng thuốc miễn phí trong 5 năm và được bảo hiểm hoàn trả 80% tiền thuốc đã điều trị.
Tại đây, các đối tượng sẽ chia sẻ trao đổi những thông tin, video clip có sử dụng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế để mô tả tư vấn và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm để tăng thêm sức thuyết phục. Với tình trạng bệnh đã chữa trị lâu năm, nhưng không khỏi, các nạn nhân này đã bị đối tượng lừa đảo hàng triệu đồng, vì không liên lạc được sau khi chuyển tiền.
Trước những thủ đoạn lừa đảo liên quan đến sản phẩm phục vụ sức khỏe, chữa bệnh..., Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trước các dịch vụ khám chữa bệnh, bán thuốc trên mạng xã hội.
Người dân cần chủ động kiểm tra kỹ thông tin về bác sĩ và cơ sở y tế, thực hiện xác minh qua website của các cơ quan y tế uy tín hoặc từ nguồn tin đáng tin cậy trước khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh.
Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh, người dân hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, người dân chỉ nên sử dụng các nền tảng khám chữa bệnh online chính thống, được cấp phép và có hệ thống kiểm tra danh tính bác sĩ rõ ràng.
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
'Sập bẫy' lừa đảo bán thuốc đặc trị trên không gian mạng
Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.
Mới đây, một nạn nhân đã phản ánh về việc mua phải thuốc điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y từ một đối tượng giả mạo bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện quân đội. Do tin tưởng, nạn nhân đã đặt mua và sử dụng, tuy nhiên sau khi sử dụng nạn nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường.
Để thực hiện chiêu trò lừa đảo trên, các đối tượng lừa đảo sẽ hoạt động theo hội nhóm, tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, đăng bài quảng cáo về các loại thuốc "thần dược" với giá cao, trong đó, nhiều trang không có địa chỉ liên hệ, chỉ có số điện thoại để tư vấn.
Bên cạnh những đối tượng tự xưng là "nhân viên tư vấn", sẽ có đối tượng khác có nhiệm vụ giả danh bác sĩ tại các bệnh viện Trung ương để chẩn đoán và cấp thuốc.
Những loại thuốc này có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng, với các công dụng khác nhau như: Thuốc phòng chống bệnh ung thư, thuốc giảm tác dụng hóa trị, xạ trị ung thư, thuốc cho người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng thực chất là các loại thuốc giá rẻ với thành phần không rõ nguồn gốc.
Tinh vi hơn, các nhóm đối tượng này còn thực hiện chiêu trò "giảm giá" cho người già, người nghèo, người bệnh nặng, nhằm đánh vào tâm lý thích khuyến mãi của một số bộ phận người tiêu dùng.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.
Người dân khi có bệnh, cần đến bệnh viện để trực tiếp thăm khám và mua thuốc dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ; tuyệt đối cảnh giác với quảng cáo thuốc hứa hẹn chữa trị nhanh chóng các bệnh nghiêm trọng hoặc cung cấp kết quả thần kỳ mà không có bằng chứng rõ ràng.
Người dân cần tìm hiểu về nhà sản xuất và thuốc qua các nguồn thông tin đáng tin cậy như trang web của cơ quan quản lý dược phẩm hoặc các tổ chức y tế.
Trong trường hợp gặp phải những đối tượng lừa đảo hình thức trên, người dân cần báo cáo các hành vi lừa đảo hoặc thuốc giả cho cơ quan chức năng hoặc các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời, chia sẻ thông tin về các sản phẩm nghi ngờ với cộng đồng để cảnh báo và giúp người khác tránh bị lừa đảo.
Vào hồi cuối tháng 9, Công an huyện Ba Vì - Hà Nội đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan đến việc giả danh thầy tu bán thuốc nam, quảng cáo về công dụng khi chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng.
Nhóm đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để lừa đảo những người có nhu cầu chữa bệnh xương khớp, quảng cáo các sản phẩm không có công dụng thực sự, từ đó thu lời bất chính.
Vật chứng thu giữ gồm 42 điện thoại di động, 15 máy tính cá nhân, 11 xe máy, 1 máy tạo viên thuốc, 16 gói thuốc lá cây, cùng nhiều tài liệu khác...
Cơ quan chức năng cũng thu giữ thêm 41 hộp thuốc chữa xương khớp và dạ dày từ 15 bị hại ở các quận, huyện của Hà Nội và các tỉnh miền Bắc...
Theo lời khai của các đối tượng, đầu năm 2023, Trần Huy Hoàng (sinh năm 2002, hộ khẩu thường trú tại thôn Quang Ngọc, xã Vạn Thắng, Ba Vì) quen biết với Dương Quốc Lập (sinh năm 1998, trú tại huyện Bình Lục, Hà Nam).
Hoàng và Lập nhận thấy nhu cầu mua thuốc nam của người dân tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm do sư thầy T.T.H. sản xuất. Do đó, Hoàng và Lập đã quyết định giả danh thầy tu trên để bán các sản phẩm tự chế, nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.
Để thực hiện kế hoạch, Hoàng thuê một căn nhà tại huyện Ba Vì làm văn phòng làm việc cho cả nhóm, gồm những người không có việc làm ổn định, được Hoàng lôi kéo tham gia. Các đối tượng sử dụng Facebook để quảng cáo, đồng thời giả danh thầy tu, giả mạo giọng nói của thầy T.T.H. qua điện thoại để lừa khách hàng.
Những loại thuốc mà nhóm đối tượng này bán được chế tạo từ lá và thân nhiều loại cây như cây sung nước, xấu hổ, lá lốt..., nhập với giá thấp nhưng bán ra từ 250.000-300.000 đồng/hộp.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, nhóm đã giao thành công hơn 1.400 đơn hàng, tổng trị giá khoảng 2,8 tỷ đồng. Nhóm có phân vai cho các đối tượng làm nhiệm vụ quảng cáo, giới thiệu và tư vấn trên mạng xã hội Facebook; thu mua nguyên liệu, giao hàng cho khách; hỗ trợ phân chia thông tin khách hàng, trực tiếp tham gia quảng cáo, bán sản phẩm; nhận sản phẩm, in đơn, đóng gói, gửi hàng qua đơn vị vận chuyển trung gian…
Qua vụ việc trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Ba Vì khuyến cáo người dân cần cẩn trọng hơn khi mua các sản phẩm liên quan đến sức khỏe qua mạng xã hội. Khi có nhu cầu, người dân nên đến trực tiếp các cơ sở y tế và nhà thuốc được cấp phép, tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng
(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?
(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?
(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.
(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.
(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?