Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Bổ sung nhiều quyền lợi cho người dân
Yến Nhi
Thứ tư, 31/07/2024 - 05:38
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức họp báo thông tin về kết quả thực hiện các chính sách lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm 2024.
Sáng 30/7, tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; kịp thời tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết, xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, cả nước đã đưa trên 78.000 người đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, đạt 62,91% kế hoạch. Đặc biệt, trong nửa đầu năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Cùng với đó, công tác phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp được đẩy mạnh. Số người tham gia Bảo hiểm xã hội tính đến hết tháng 6/2024 đạt khoảng 18,3 triệu người, chiếm 39,05% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 1,16 triệu người so với cùng kỳ. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 14,2 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 6 tháng, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp là 466.000 người, giảm 10,1% so với cùng kỳ. Trong nửa đầu năm 2024, Bộ tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về cải cách tiền lương, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Đặc biệt, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động để thực hiện chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7. Điểm sáng là thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Thông tin về công tác chăm sóc người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết, Bộ đã tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn.
Đặc biệt, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng, tăng 35,7%. "Đây là mức tăng cao nhất qua các lần điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong 20 năm qua", Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh.
Một trong những điểm nổi bật của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích để thu hút người tham gia. Lãnh đạo Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi là bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội. Đây là loại hình Bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Theo đó, với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng từ 75 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (quy định hiện hành 80 tuổi). Riêng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng bổ sung chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu, chưa đủ 15 năm đóng Bảo hiểm xã hội, dưới 75 tuổi, nếu không hưởng Bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu. Lúc này, công dân có yêu cầu hưởng trợ cấp hàng tháng từ chính khoản đóng của mình. Trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng, công dân được ngân sách nhà nước đóng Bảo hiểm y tế.
Theo ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng bổ sung quy định nhằm gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu. Người lao động làm việc ở nước ngoài đã đóng Bảo hiểm xã hội, khi về Việt Nam sẽ được xem xét công nhận thời gian đóng lương hưu để hưởng lương hưu.
"Một trong những tính ưu việt của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là sự bảo đảm tốt hơn quyền tham gia và thụ hưởng Bảo hiểm xã hội đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thông qua việc bổ sung quy định trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam và ở nước ngoài được tính để xét điều kiện hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội" – ông Nguyễn Duy Cường thông tin.
Đến hết tháng 6, cả nước có 18,3 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội, chiếm 39,05% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 1,16 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 14,2 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, số người quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 466.000 người, giảm 10,1% so với cùng kỳ 2023.
Hiện nay, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,25 triệu người, tăng 196,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 68,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 28%.
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?