Thực tiễn pháp luật và tư pháp

4 nhà máy điện gió tại Gia Lai phải cung cấp hồ sơ cho Bộ Công an để phục vụ công tác điều tra

Nhật Duy Thứ ba, 13/08/2024 - 08:58
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Tỉnh Gia Lai có 4 nhà máy điện gió phải cung cấp hồ sơ cho Bộ Công an để phục vụ công tác điều tra gồm: Điện gió Hưng Hải, Điện gió Cửu An, Điện gió Ia Le 1 và Điện gió Ia Bang 1 .

Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ 4 nhà máy điện gió tại Gia Lai

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an vừa phát đi công văn yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các nhà máy điện gió, điện mặt trời trên toàn quốc.

Cụ thể, tại Công văn số 2240/YC-ANDT-P3 của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp thông tin, tài liệu về 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh, thành phố để phục vụ công tác điều tra. Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Trong số 32 nhà máy phải cung cấp thông tin, tại tỉnh Gia Lai có 4 nhà máy gồm: Nhà máy điện gió Hưng Hải (huyện Kông Chro), Nhà máy điện gió Cửu An (thị xã An Khê), Nhà máy điện gió Ia Le 1 (huyện Chư Pưh) và Nhà máy điện gió Ia Bang 1 (huyện Chư Prông).

Động thái này nằm trong cuộc điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" diễn ra tại Bộ Công Thương và một số tỉnh, thành phố.

Để phục vụ quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp toàn bộ hồ sơ đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện; hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu, công nhận ngày vận hành thương mại; hồ sơ kiểm định, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hệ thống đo đếm điện năng và kiểm tra công suất lắp đặt thực tế tại các nhà máy điện trên.

Nhà máy Điện gió Ia Le 1

Một cột tháp gió của Nhà máy điện gió Ia Le 1 xây dựng tại địa bàn thôn Phú Bình, xã Ia Le, H. Chư Pưh. (Ảnh: Báo Công an Thành phố Đà Nẵng)

Dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển điện gió Cao Nguyên 1 (Công ty Cao Nguyên 1) làm chủ đầu tư, có công suất 100 MW với 28 trụ tua bin gió. Cuối năm 2021, nhà máy vận hành thương mại một phần với công suất 47,2 MW và đến tháng 12/2023, nhà máy được vận hành thương mại phần công suất còn lại.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 đã xảy ra khiếu kiện kéo dài liên quan đến công tác thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ trong hành lang an toàn cột tháp gió. Mặc dù chính quyền địa phương đã vào cuộc nhưng doanh nghiệp và người dân trong vùng dự án vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Đỉnh điểm là vào ngày 13/7/2024, xe vận chuyển cánh quạt điện gió vào khu vực dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 để khắc phục sự cố tại trụ tua bin gió số WT04 bị gãy trước đó nhưng đã bị nhiều người dân địa phương ngăn cản.

Sau đó, chính quyền địa phương và lực lượng Công an đã đến hiện trường giải tỏa và thống nhất phương án đưa xe chở cánh quạt đến vị trí khác để không làm ảnh hưởng đến giao thông trên QL14.

Báo cáo kết quả khắc phục sự cố của Công ty Cao Nguyên 1 cho thấy, lúc 4h ngày 1/8, đơn vị vận chuyển đã tiến hành đưa thiết bị từ khu vực tập kết vào khu vực kỹ thuật để lắp đặt và tổ chức nghiệm thu; đến 14h ngày 2/8 đã hoàn tất công việc lắp đặt thiết bị. Hiện nay, các nhà thầu đang tiến hành hoàn trả mặt bằng, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tại khu kỹ thuật. Dự kiến sẽ tiến hành bàn giao, đưa vào sử dụng và vận hành thương mại đối với trụ tuabin WT04 trong thời gian sớm nhất.

Báo Công an Thành phố Đà Nẵng thông tin, trên cơ sở kiến nghị của các hộ dân, chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra và xác định có 64 hộ có nhà rẫy, hoa màu, vật kiến trúc khác nằm trong phạm vi hành lang an toàn cột tháp gió. Trong đó, 7 hộ có nhà ở duy nhất trên địa bàn tỉnh, hiện đang sinh sống, canh tác và chăn nuôi tại chỗ; 3 hộ có nhà rẫy thường xuyên ở để canh tác và chăn nuôi tại chỗ (có nhà ở khác trên địa bàn tỉnh); 47 hộ có nhà rẫy nhưng tại thời điểm kiểm tra và hiện trạng thể hiện không ở, không chăn nuôi hoặc không ở thường xuyên; 7 hộ chỉ có vật kiến trúc khác.

Đến nay, chủ đầu tư đã xây dựng phương án giải quyết kiến nghị của các hộ dân trong vùng dự án. Tuy nhiên, vẫn còn 3 hộ liên quan đến khiếu kiện về việc hỗ trợ, bồi thường trong phạm vi khu vực thuộc hành lang an toàn cột tháp gió và 1 hộ đã khởi kiện ra tòa.

Nhà máy điện gió Cửu An

Theo Nhadautu.vn, CTCP Điện gió Cửu An do một nhóm nhà đầu tư sáng lập. Cả hai công ty này (có cùng địa chỉ tại số 578 Quang Trung, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) cùng được thành lập vào ngày 15/7/2020 và do ông Vương Đăng Vinh (SN 1967, ở Hà Nội) làm người đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Cụ thể: CTCP Điện gió Cửu An khi thành lập có vốn điều lệ 368 tỷ đồng do 5 cổ đông sáng lập gồm: CTCP Đầu tư Xây dựng SD Việt Nam (cũng do ông Vương Đăng Vinh làm người đại diện pháp luật) góp 187,68 tỷ đồng (51%), ông Vương Thế Vũ góp 47,84 tỷ đồng (13%), ông Phạm Quốc Sỹ góp 14,72 tỷ đồng (4%), ông Trần Đức Trung góp 22,08 tỷ đồng (6%), ông Vương Đăng Vinh góp 95,68 tỷ đồng (26%). Đến ngày 20/10, công ty này tăng vốn điều lệ lên 650 tỷ đồng, kéo theo đó giá trị cổ phần của các cổ đông tăng lên theo tỷ lệ cổ phần ban đầu.

CTCP Đầu tư Xây dựng SD Việt Nam (có trụ sở chính tại M12-L03, Khu A - Khu đô thị mới Dương Nội, phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội) được thành lập vào ngày 8/3/2012 do ông Vương Đăng Vinh làm người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT. Trước đó, Công ty này có vốn điều lệ 151 tỷ đồng, 4 cổ đông sáng lập gồm: ông Vương Đăng Vinh góp 148,2 tỷ đồng (98,146%), Trần Trọng Nghĩa góp 1,8 tỷ đồng (1,192%), Hoàng Đức Chiến góp 600 triệu đồng (0,397%), Vương Thị Hằng góp 400 triệu đồng (0,265%). Đến ngày 9/7/2020 (trước ngày thành lập CTCP Điện Gió Cửu An ít ngày), công ty này tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng.

Nhà máy Điện gió Hưng Hải

Nhà máy điện gió Hưng Hải (xã Chư Krêy) được khởi công vào đầu năm 2021. Theo giới thiệu tại website, nhà máy điện gió Hưng Hải được thi công xây dựng trên diện tích 58ha, chính thức đi vào vận hành từ năm 2021 với 25 trụ điện gió, công suất lên tới 100 MW.

Theo thông tin từ Công ty CP Tập đoàn PC1 (PC1), dự án có tổng công suất lắp máy là 100 MW. Tại dự án điện gió Hưng Hải, PC1 thực hiện các hạng mục bao gồm dịch vụ pháp lý, thiết kế kỹ thuật, mua sắm, xây dựng, phát triển, sản xuất, lắp đặt, thử nghiệm đường dây và trạm biến áp, COD cho nhà máy điện. Tổng vốn đầu tư Nhà máy điện gió Hưng Hải là trên 3.706 tỷ đồng, trong đó 800 tỷ đồng vốn nhà đầu tư, 2.906 tỷ đồng vốn vay. Dự án được hoạt động trong vòng 50 năm kể từ ngày quyết định đầu tư được phê duyệt.

Ông Vũ Quang Bảo. (Ảnh: BB GROUP)

Dự án Nhà máy Điện gió Hưng Hải do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phong điện Gia Lai (Công ty Phong điện Gia Lai) làm chủ đầu tư.

Theo dữ liệu tại Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp, Công ty Phong điện Gia Lai được thành lập ngày 16/7/2020 tại phường Hoa Lư, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Doanh nghiệp này thuộc Tập đoàn BB GROUP của Chủ tịch Vũ Quang Bảo.

Một thông tin đáng chú ý, ông Vũ Quang Bảo là Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco, là em trai của Chủ tịch Bitexco ông Vũ Quang Hội.

Tại đăng ký thay đổi ngày 14/12/2020, ông Vũ Quang Bảo (SN 1970) là Chủ tịch HĐQT Công ty Phong điện Gia Lai.

Đến tháng 11/2022, ông Tống Văn Bình (SN 1980) thay ông Vũ Quang Bảo đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT. Đến ngày 29/7/2023, ông Vũ Quang Bảo trở lại “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT của Công ty Phong điện Gia Lai. Dữ liệu thay đổi ngày 17/6/2024 cho thấy, ông Vũ Quang Nam đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Còn ông Vũ Quang Bảo vẫn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Phong điện Gia Lai.

BB Group được thành lập ngày 19/5/2017, BB GROUP hoạt động trong một số lĩnh vực như: Năng lượng, Bất động sản, Công nghiệp khí, Khai khoáng, Xây dựng, Hàng tiêu dùng. Đặc biệt, BB GROUP chú trọng đầu vào mảng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời thông qua pháp nhân là CTCP BB Group.

Nhà máy Điện gió Ia Bang 1

Nhà máy điện gió Ia Bang 1 (xã Ia Bang, huyện Chư Prông) được triển khai xây dựng vào tháng 10/2020. Sau 1 năm, vào tháng 10/2021, nhà máy đã hoàn thành và chuẩn bị tiến hành đóng điện. Dự án có tổng công suất lắp máy là 50MW. Sản lượng điện dự kiến khoảng 146.190 MWh/năm. Dự án có chủ đầu tư là Công ty Cổ phần điện Gia Lai.

Dự án điện gió IA Bang 1 được đầu tư với số vốn lên đến 2.200 tỷ đồng. Trong đó 660 tỷ đồng từ vốn góp của nhà đầu tư, 1540 tỷ đồng từ vốn vay ngân hàng. Toàn bộ công trình được xây dựng trên diện tích 305.598 m².

Theo quyết định số 457/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đã chấp thuận cho Công ty CP điện gió Ia Bang, có địa chỉ 114 Trường Chinh, Phường Phù Đổng, Thành phố Pleiku làm chủ đầu tư dự án nhà máy điện gió Ia Bang 1.

Công ty điện gió Ia Bang do bà Nguyễn Thái Hà (SN 1980) làm Chủ tịch HĐQT. Công ty này có vốn đầu tư dự kiến 2.200 tỷ đồng.

Trong dự án này, PC1 thực hiện các hạng mục bao gồm dịch vụ pháp lý, thiết kế kỹ thuật, mua sắm, xây dựng, phát triển, sản xuất, lắp đặt, thử nghiệm, toàn bộ Nhà máy, COD toàn bộ nhà máy.

Cùng chuyên mục

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 phút trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Đọc nhiều