1. Dẫn nhập
Thị trường
phát triển bền vững trên cơ sở gắn kết hài hòa và có sự cân bằng nhất định giữa
cung và cầu của thị trường. Các yếu tố khác, kể cả yếu tố chính sách, pháp luật
có liên quan cũng hướng đến việc duy trì và bảo đảm sự cân bằng đó của thị trường.
Sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản ở Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật này.
Bất động
sản là một khái niệm rộng, bao gồm cả đất (quyền sử dụng đất) và các tài sản
khác gắn liền với đất, cả tài sản công thuộc quyền sở hữu, quản lý của nhà nước
và tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và cá nhân. Thị trường bất
động sản là thị trường diễn ra các hoạt động tạo dựng và lưu thông các loại tài
sản nói trên. Đấu thầu là hoạt động góp phần tạo lập quỹ đất, nhà ở và tài sản
trên đất nên đấu thầu là hoạt động của thị trường.
Điều đó
có nghĩa, ngoài Luật đất đai, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản có vai
trò quan trọng trong việc thiết lập nguồn cung thị trường cũng như cơ sở pháp
lý để thực hiện giao dịch, thúc đẩy thị trường lưu thông liền mạch. Đồng thời,
Luật đấu thầu đóng vai trò cung cấp cơ sở pháp lý cho các hoạt động xây dựng cơ
bản, xây dựng nhà ở và các công trình khác trên đất. Hay nói cách khác, Luật đấu
thầu có vai trò trong thiết lập nguồn cung bền vững cho thị trường, giúp thị
trường tiếp cận với nhu cầu dồi dào về nhà ở và bất động sản trên thực tế. Ngược
lại, những biểu hiện tiêu cực, lũng đoạn hoạt động đấu thầu sẽ có tác động xấu đến
đấu thầu hiệu quả nói riêng và thị trường bất động sản nói chung. Quá trình thực
thi pháp luật về đấu thầu vì vậy cần có những giới hạn nhất định ngăn chặn hành
vi thao túng thị trường, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền
vững.
2. Luật đấu thầu 2023 – cơ sở pháp lý thúc đẩy đấu thầu hiệu quả
Với vị
trí của mình, đấu thầu hiệu quả sẽ góp phần lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả
vận hành của thị trường bất động sản. Vì vậy, tạo dựng cơ sở pháp lý đủ mạnh để
hoạt động đấu thầu được triển khai hiệu hiệu quả và công bằng là đóng góp quan trọng của Luật đấu thầu đối với thị
trường bất động sản. Từ góc nhìn này, có thể nhận thấy một số đóng góp quan trọng
của Luật đấu thầu 2023 trong việc tăng cường tính hiệu quả của hoạt động đấu thầu
như sau:
Thứ nhất, Luật đấu thầu
2023 là cơ sở pháp lý quan trọng mở rộng cơ hội tiếp cận và tham gia đấu thầu của
các nhà thầu. Điển hình, trên cơ sở quy định vừa được bổ sung, Luật đấu thầu
2023 cho phép hộ kinh doanh tham gia đấu thầu (điều 5) ngoài nhà thầu, nhà đầu
tư là các cá nhân, tổ chức có năng lực theo quy định của Luật đấu thầu 2013.
Đây là cơ sở pháp lý để nhà thầu là hộ kinh doanh tham gia vào các dự án xây dựng
lớn, ngoài hoạt động xây dựng nhà riêng lẻ trên thực tế trong thời gian qua.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các hoạt động đấu thầu
của nhà đầu tư, Luật đấu thầu 2023 tiếp tục bổ sung quy định tổ chức thực hiện
hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Theo đó, quy định mới đã bổ sung thông tin cần
đăng tải trên hệ thống này nhằm tiếp tục tăng cường tính minh bạch, công khai của
hệ thống dữ liệu. Ngoài các thông tin được yêu cầu như Luật đấu thầu 2013, Luật
đấu thầu 2023 yêu cầu cập nhật thông tin về thông tin dự án, hồ sơ mời quan
tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu... (Điều 7). Cũng từ quy định đó, Thông
tư 01/2024/TT-BKHĐT được Bộ KH&ĐT ban hành đầu năm 2024 thay thế cho quy định
được ban hành từ năm 2022 đặt ra các yêu cầu cụ thể hơn trong việc công bố
thông tin đấu thầu lên Hệ thống này.
Thứ hai, những điều chỉnh
của Luật đấu thầu 2023 về chào hàng cạnh tranh cũng có ý nghĩa quan trọng trong
thúc đẩy hoạt động xây dựng đối với các dự án xây lắp có giá trị nhỏ. Theo đó,
Luật quy định chung mức giá gói thầu được áp dụng phương thức này là không quá
05 tỷ đồng (điều 24). Đây là phương thức áp dụng đối với gói thầu xây lắp công
trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt và gói thầu
hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp có nội dung xây lắp tương tự như gói thầu
trên. Đây là quy định cải tiến vào tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư sử dụng
phương thức này sau khi hạn chế được sự phức tạp do quy định khác biệt về các mức
giá của gói thầu được Chính phủ quy định trên cơ sở của Luật đấu thầu 2013[1].
Thứ ba, tiếp tục bổ sung
quy định đảm bảo đấu thầu cạnh tranh. Trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo tính độc lập
giữa các bên trong quan hệ đấu thầu, Luật đấu thầu 2023 bổ sung một số đối tượng
mà nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, nhà thầu tham dự cần phải bảo
đảm độc lập đối với họ, đồng thời bổ sung tiêu chí để đánh giá tính độc lập về
pháp lý và độc lập về mặt tài chính của nhà thầu. Cụ thể, theo quy định của điều
6 Luật đấu thầu 2023 thì:
- Đối với
nhà thầu quan tâm, nhà thầu dự sơ tuyển: Cần phải độc lập với quản lý dự án,
giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế.
- Đối với
nhà thầu dự thầu: Cần phải độc lập với nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn
giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế.
Về tiêu
chí để đánh giá độc lập của nhà thầu, theo điều 6 Luật đấu thầu 2023 thì nhà thầu
cầu phải:
- Không
cùng cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nhà
thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của
nhau.
- Nhà
thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu
trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
- Nhà
thầu tham dự thầu và nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần
vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ
chức, cá nhân khác với từng bên.
Thứ tư, vai trò của các
quy định đơn giải hóa thủ tục và ưu đãi đối với bên tham gia dự thầu. Có thể thấy,
việc đơn giản các thủ tục để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng
trong cắt giảm chi phí đấu thầu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Điều quan
trọng hơn, quy định này cũng góp phần cắt giảm chi tiêu ngân sách nhà nước,
tránh thất thoát, lãng phí. Một trong những ví dụ về quy định đơn giản hóa thủ
tục đấu thầu là các quy định mở rộng phân cấp đối với chủ đầu tư khi thực hiện
dự án. Được tự chủ quyết định, hạn chế thời gian chờ đợi phê duyệt góp phần quan
trọng trong việc cắt giảm chi phí như vừa nêu. Không những thế, việc đấu thầu
cũng có thể được tổ chức ngay sau khi công bố dự án mà hạn chế việc kéo dài thời
gian do được giảm thiểu các bước đánh giá
giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.
Trong
khi đó, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư được áp dụng dựa trên các tiêu chí
đánh giá toàn diện, bao quát. Nội dung đánh giá xem xét tất cả yếu tổ kỹ thuật,
môi trường, xã hội và có thiên hướng khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ mới vào đầu tư xây dựng. Công trình xanh, dự án xanh và khu an cư có môi
trường sống tốt được xem xét như các khía cạnh tích cực trong xác định mức độ
ưu đãi khi xét kết quả đấu thầu và thắng thầu.
Điều
quan trọng là, dù có chính sách ưu đãi và đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện
thuận lợi để doanh nghiệp tham gia đấu thầu, thực
hiện dự án có thuận lợi tới đâu thì pháp luật về đấu thầu cũng cần phải bảo đảm
yêu cầu phòng chống và ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động
đấu thầu. Đặc biệt hơn, các quy định cần chi tiết, chắc chắn nhằm tránh các biểu
hiện trục lợi từ chính sách. Ngoài các quy định về các hành vi bị cấm trong đấu
thầu được liệt kê trong điều 16, các quy định khác về điều kiện và hình thức,
phương thức tổ chức và thực hiện đấu thầu cũng cần chặt chẽ. Đến nay, do Luật
đấu thầu 2023 đã được thông qua, nhiệm vụ ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực,
lũng đoạn hoạt động đấu thầu vì vậy phụ thuộc nhiều vào quá trình thực thi,
trong đó có các nội dung hướng dẫn thi hành của Chính phủ trong thời gian tới.
3. Một số biểu hiện thao túng đấu thầu
3.1. Chuyển nhượng thầu “trá hình”
3.1.1. Chuyển nhượng giữa thầu chính và thầu phụ
Chuyển nhượng thầu là cơ chế được ghi nhận
nhằm tạo điều kiện để các nhà thầu có năng lực tham gia thực hiện dự án. Tương
tự, cũng theo thông lệ, dự án đấu thầu có thể có sự tham gia giữa nhà thầu
chính và nhà thầu phụ. Sự tham gia của thầu phụ có vai trò quan trọng để thầu
chính có thể thực hiện và hoàn thành dự án trúng thầu. Dù vậy, thầu phụ không
thể gánh vác, đóng vai trò, thực hiện nghĩa vụ hay hoàn toàn chịu trách nhiệm
thực hiện dự án thay cho thầu chính đã được xác định dựa trên cơ sở kết quả đấu
thầu. Chính vì vậy, việc chuyển nhượng thầu giữa thầu chính và thầu phụ trong một
số trường hợp sẽ bị cấm. Việc chuyển giao thầu giữa thầu chính và thầu phụ có
tính chất như chuyển nhượng thầu vì vậy sẽ cần có sự kiểm soát chặt chẽ.
Theo quy định tại Điều 16.8 Luật Đấu thầu
2023, việc giao thầu phụ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ sẽ thuộc trường hợp
chuyển nhượng thầu bị cấm nếu:
(i)
Nhà thầu chính
giao thầu phụ cho nhà thầu phụ phần công việc vượt quá giá trị tối đa dành cho
nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu
trong hợp đồng; hoặc
(ii)
Nhà thầu chính
giao thầu phụ cho nhà thầu phụ phần công việc chưa vượt quá mức tối đa giá trị
công việc dành cho nhà thầu phụ nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu
phụ đã đề xuất trong quá trình dự thầu mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám
sát chấp thuận.
Mặc dù Luật Đấu thầu 2023 không giới hạn tỷ
lệ cụ thể về giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ[2]; tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các dự án
cho thấy, trong hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp sử dụng vốn nhà nước, tỷ lệ này
thông thường dao động từ 30% đến 50% và có thể không đáp ứng được nhu cầu giao
thầu phụ thực tế của các nhà thầu chính. Do đó, có những trường hợp nhà thầu
chính cố tình tìm cách lách luật để chuyển nhượng thầu hoặc giao thầu phụ trái
phép bằng cách ký kết hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ dưới hình thức
thuê nhân công hoặc máy móc thiết bị, trong khi bản chất vẫn là nhà thầu phụ tham
gia thực hiện công việc xây lắp tại gói thầu
với vai trò một nhà thầu phụ (nhưng không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp
thuận).
Trường hợp Tổng công ty cổ phần Sông Hồng
sử dụng thầu phụ không đúng quy định tại Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ
Chí Minh đoạn qua tỉnh Đắk Lắk trước đây mà một ví dụ (Gói thầu số 9). Chiều
dài đoạn đường trong gói thầu là 3,97km, có trị giá hơn 110 tỷ đồng và được Bộ
GTVT giao cho liên danh gồm Tổng công ty Sông Hồng và Công ty XDTM Sài Gòn. Cụ
thể, Tổng công ty Sông Hồng thực hiện 74% theo giá trị hợp đồng và nhà thầu là Công ty XDTM Sài Gòn thực hiện 26% theo giá trị hợp đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, TCT Sông Hồng đã giao lại gói thầu cho Công ty CP Sông
Hồng 36 và sau đó gói thầu lại được giao cho hai đơn vị khác là Công ty Tân Việt
Bắc và Công ty TNHH Xây dựng Thành Đô. Thực tế, TCT Sông Hồng cũng xác nhận là
không thuê nhà thầu phụ mà chỉ sử dụng nhân lực, thiết bị.[3] Dù vụ việc đã xảy ra trước Luật đấu thầu
2023, nhưng có thể thấy, các biểu hiện chuyển nhượng thầu như vậy vẫn có thể xuất
hiện nếu quá trình thực thi và giám sát thiếu chặt chẽ.
Một cách thức khác tinh vi hơn để qua mắt
sự kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư và tư vấn giám sát là việc ký kết hợp đồng
giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ được các bên giữ kín nội bộ, không tiết lộ
hay báo cáo với chủ đầu tư và tư vấn giám sát. Trên công trường, nhân sự của
nhà thầu phụ tham gia thi công gói thầu vẫn mặc đồng phục và mang trang bị bảo
hộ giống như nhân sự của nhà thầu chính, đồng thời tên của nhà thầu phụ đó sẽ
không được thể hiện trên bất kỳ hồ sơ, văn bản nào. Như vậy, mặc dù trên thực tế,
nhà thầu phụ đã tham gia thi công gói thầu (một cách trái phép) nhưng về mặt
danh nghĩa trên hồ sơ, nhà thầu chính vẫn đang được xem như là tự thi công phần
công việc đó mà không giao thầu phụ. Đây là một trong những cách thức khá phổ
biến để nhà thầu chính có thể giao thầu phụ trong trường hợp giá trị giao thầu
phụ đã vượt quá mức tối đa cho phép, hoặc nhà thầu phụ không đáp ứng được các
điều kiện nhất định nên không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận.
Việc chuyển nhượng/giao thầu phụ trái phép
trong các trường hợp nêu trên, theo quan điểm của nhóm tác giả, sẽ tiềm ẩn các
rủi ro như sau:
Một là, không những gây ra sự bất bình đẳng cho
các nhà thầu khác đã tham gia đấu thầu (và tuân thủ đúng hồ sơ mời thầu). Việc
giao thầu phụ vượt quá tỷ lệ cho phép có thể dẫn đến tình trạng nhà thầu chính
lơ là và không tập trung nguồn lực phù hợp để triển khai gói thầu theo đúng cam
kết, không sát sao nắm bắt và kiểm soát công việc khi mà các nhà thầu phụ mới
là người thực tế thực hiện gói thầu, còn nhà thầu chính chỉ đứng tên trên danh
nghĩa. Trong khi đó, trong giai đoạn đấu thầu, chủ đầu tư/bên mời thầu tin tưởng
trao thầu cho nhà thầu chính là dựa trên những đánh giá về kinh nghiệm, năng lực
và sự cam kết của nhà thầu chính đối với gói thầu.
Hai là, trong trường hợp nhà thầu chính “lách luật”
để sử dụng các nhà thầu phụ không đáp ứng điều kiện năng lực, bao gồm điều kiện
về chứng chỉ hoạt động xây dựng theo pháp luật về xây dựng, các rủi ro liên
quan đến chất lượng gói thầu không đảm bảo tiến độ, chất lượng, hay các rủi ro
về tai nạn lao động trong quá trình thi công là hiện hữu, ảnh hưởng đến việc
hoàn thành và đưa công trình vào sử dụng theo đúng kế hoạch ban đầu.
Ba là, việc ký kết các hợp đồng giả tạo (giả
cách) giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ để “lách luật”, nếu quá trình thực hiện
không “suôn sẻ” cũng dễ xảy ra các tranh chấp giữa các chủ thể này. Khi đó, việc
giải quyết tranh chấp giữa các bên có thể sẽ không đơn giản do sự “mập mờ”
trong nội dung hợp đồng đã ký kết, dẫn đến khiếu kiện và bất đồng dai dẳng và ảnh
hưởng đến tiến độ, chất lượng của gói thầu.
Nói tóm
lại, từ các mối quan hệ thầu chính, tham phụ tham gia đấu thầu thực hiện hoạt động
thầu được pháp luật ghi nhận, việc chuyển nhượng gói thầu của nhà thầu chính với
các nhà thầu khác và cho phép họ thực hiện gói thầu như nhà thầu phụ. Ngược lại,
có những nhà thầu có năng lực, có thể tham gia thực hiện gói thầu với vai trò
là thầu phụ cũng không được thầu chính chấp nhận hợp tác mà chỉ sử dụng cơ chế
“chuyển nhượng” ẩn danh vừa nêu. Điều này ảnh hưởng đến tiêu chuẩn, điều kiện
tham gia thầu, thắng thầu và các chuẩn mực trong giám sát và đánh giá kết quả
thực hiện dự án. Điều quan trọng hơn, quan hệ đấu thầu trở nên không minh bạch
và hoạt động đấu thầu có thể bị lũng
đoạn bởi một số nhà thầu nhất định.
3.1.2. Chuyển nhượng giữa các bên liên danh nhà thầu
Đối với
các gói thầu có quy mô lớn hoặc phức tạp, có yêu cầu cao về kinh nghiệm, năng lực
để triển khai, phương án mà các nhà thầu thường thực hiện là liên danh để cùng
nhau tham gia đấu thầu và thực hiện gói thầu sau này. Việc liên danh sẽ giúp
các nhà thầu cộng hưởng, bổ trợ được về năng lực, kinh nghiệm của nhau (mà có
thể một nhà thầu không thể đáp ứng hết được), cũng như chia sẻ rủi ro trong quá
trình thực hiện dự án.
Luật Đấu
thầu 2023 (và các văn bản hướng dẫn thi hành), cũng tương tự như pháp luật đấu
thầu giai đoạn trước đó, đều yêu cầu việc liên danh phải được lập thành văn bản,
cụ thể là “thỏa thuận liên danh”.[4]
Trong thỏa thuận liên danh, các thành viên phải thỏa thuận cụ thể phần công việc
của từng thành viên liên danh, cũng như giá trị dự kiến của phần công việc đó.[5] Thỏa
thuận liên danh này là một tài liệu quan trọng trong quá trình đấu thầu, cũng
như là cơ sở để chủ đầu tư đánh giá hồ sơ dự thầu và quyết định trao thầu sau
này. Khi hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và liên danh, các quy định về
phân công công việc giữa liên danh phải được thể hiện trong hợp đồng[6] và
là cơ sở để chủ đầu tư kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu công việc của từng nhà
thầu trong liên danh.[7]
Trong
trường hợp các thành viên liên danh có đề xuất thay đổi, điều chuyển phần công
việc giữa các thành viên lẫn nhau thì bên cạnh điều kiện việc điều chuyển phải
phù hợp với năng lực của các thành viên, việc điều chuyển đó phải được chủ đầu
tư chấp thuận để các bên ký kết phụ lục hợp đồng phù hợp. Tuy nhiên, có những
trường hợp sau khi trúng thầu, các thành viên trong liên danh tự ý điều chuyển,
hay nói cách khác là chuyển nhượng ngầm, phần công việc giữa các thành viên
liên danh với nhau mà không được chủ đầu tư chấp thuận, và thậm chí nghiêm trọng
hơn là không phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của thành viên liên danh để triển
khai phần công việc đó.
Bên cạnh
đó, có những trường hợp các nhà thầu liên danh với nhau chỉ để “mượn” năng lực,
kinh nghiệm của đối tác nhằm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Sau khi trúng
thầu, chỉ có một hoặc một số thành viên của liên danh thực tế thi công dự án,
còn các thành viên được “mượn” năng lực, kinh nghiệm không thực tế tham gia,
nhưng vẫn đứng tên ký kết các hồ sơ, tài liệu trong quá trình triển khai gói thầu
nhằm qua mắt chủ đầu tư, tư vấn giám sát.
Trên thực
tế, một trường hợp khác có thể xuất hiện là các thành viên liên danh thực hiện
một cách “chính danh” hơn. Theo đó, một thành viên liên danh đề xuất chủ đầu tư
phê duyệt một thành viên liên danh khác là nhà thầu phụ của mình để thực hiện
công việc. Chẳng hạn, trường hợp này có thể được minh họa bằng tình huống: A và
B là hai thành viên trong liên danh AB để thực hiện gói thầu, trong đó A thực
hiện 60% công việc và B thực hiện 40% công việc còn lại. Sau khi trúng thầu, A
đề xuất chủ đầu tư phê duyệt cho B là nhà thầu phụ của A, cụ thể là B sẽ thực
hiện 30% công việc của gói thầu trong tổng số 60% của A (tức là A giao thầu phụ
cho B một nửa khối lượng công việc của mình).
Theo
quan điểm của nhóm tác giả, dựa theo các quy định của pháp luật đấu thầu hiện tại,
rất khó đánh giá rõ ràng rằng việc A giao thầu phụ cho B trong trường hợp trên
có phù hợp và có phải “lách luật” hay không. Xét về lý thuyết, các quy định của
pháp luật hiện nay không cấm việc A giao thầu phụ cho B nêu trên nếu đáp ứng
các điều kiện chung về giao thầu phụ như các trường hợp thông thường. Tuy nhiên
xét về bản chất, tác giả cho rằng khó có thể khẳng định là không có hành vi
chuyển nhượng thầu “trá hình”.
Cụ thể,
nếu việc giao thầu phụ như ví dụ trên được chấp nhận, thực tế A chỉ thực hiện
30% công việc gói thầu và B thực hiện 70% công việc gói thầu. Câu hỏi đặt ra là
tại sao liên danh AB lại không đề xuất tỷ lệ 30% - 70% như vậy ngay từ đầu
trong quá trình đấu thầu, mà phải thực hiện thông qua phương thức giao thầu phụ?
Có thể, một trong những lý do chính là nhà thầu B không đáp ứng đủ điều kiện để
đảm nhận 70% công việc với tư cách là thành viên liên danh, và do đó phải để
thành viên A đứng tên đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn trên hồ sơ dự thầu,
rồi sau đó mới giao thầu phụ lại cho B. Trong trường hợp này, quan hệ nhà thầu
chính – nhà thầu phụ giữa A và B chỉ là quan hệ hình thức, hay nói cách khác là
A không thật sự quản lý và giám sát công việc của B như trường hợp giao thầu phụ
thông thường, dẫn đến rủi ro là B hoàn toàn chủ động và tự thực hiện phần công
việc nhận thầu phụ từ A, trong khi ngay từ đầu B không đáp ứng các điều kiện để
đảm nhận phần việc đó (với tư cách thành viên liên danh). Đây rõ ràng cũng
không phải là điều chủ đầu tư mong đợi khi chủ đầu tư đã trao thầu cho liên
danh AB trên cơ sở tin tưởng A sẽ thực hiện 60% công việc như đã cam kết.
3.2. Thông thầu
Thông
thầu mà một trong những biểu hiện tiêu cực trong đấu thầu được nhắc nhiều ở thời
điểm trước khi thông qua Luật đấu thầu 2023 lẫn ở thời điểm hiện tại. Thông đồng
trong đấu thầu xuất hiện ngày càng nhiều, trong nhiều dự
án lớn và trên thực tế một số “đại án” được ra xét xử đã phần nào phản ánh thực
trạng này. Có thể thấy, đây là một trong những hành vi lũng đoạn trong đấu thầu
và có tác động tiêu cực mạnh mẽ nhất đến bản chất, hoạt động đấu thầu cũng như
những hệ lụy kèm theo khi hành vi thông thầu xuất hiện. Vì vậy, thông thầu là
biểu hiện được Quốc hội thảo luận và xác định cần có cơ chế kiểm soát, ngăn cấm
và xử lý triệt để khi thông qua Luật đấu thầu 2023.
Một là, hành
vi thông thầu được thực hiện thông qua việc dàn xếp, thỏa thuận hay thậm chí là
ép buộc một hoặc các bên trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu, tiến hành đấu
thầu và kể cả quá trình thực hiện gói thầu sau đó.
Hai là, kết quả
của việc dàn xếp, thỏa thuận hay ép buộc nói trên là nhằm để một hoặc các bên
(i) điều chỉnh hồ sơ dự thầu theo hướng có lợi cho bên được dàn xếp là sẽ thắng
thầu, (ii) rút hồ sơ dự thầu hoặc (iii) đấu thầu theo hướng bất lợi hơn sơ với
bên dự thầu được dàn xếp sẽ là bên thắng thầu. Nội dung thỏa thuận cũng có thể
được thể hiện thông qua việc các bên thông thầu cam kết từ chối cung cấp hàng
hóa, dịch vụ hoặc không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa
thuận khác để bên dự thầu là đối thủ của các bên dự thầu gặp khó khăn, từ đó có
thể từ bỏ gói thầu.
Ba là, mục
đích của thông thầu là để một hoặc các bên dự thầu được xác định là sẽ thắng thầu.
Bốn là, thông
thầu có thể được xảy ra giữa các bên dự thầu (thông thầu theo chiều ngang) và
cũng có thể diễn ra giữa một hoặc các bên dự thầu và bên tổ chức thầu (thông thầu
theo chiều dọc). Luật đấu thầu 2023 khi quy định về thông thầu vì vậy cũng sử dụng
thuật ngữ “các bên” để có thể khái quát tất cả các hình thức
thông thầu này (điều 16.3). Trên thực tế, hoạt động đấu thầu xây dựng dự án
công lẫn dự án tư của doanh nghiệp, thông thầu theo chiều ngang và thông thầu
theo chiều dọc đều xuất hiện.
Đến
nay, tất các các biểu hiện này của hành vi thông thầu trên thực tế đều được điều
16.3 Luật đấu thầu 2023 ghi nhận. Ngoài ra, nội dung quy định còn xác định trường
hợp thông thầu khi “nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu
và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng
minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu
hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu
(Điều 16.3.c). Có thể xem đây là một trong những biểu hiện của thông thầu “ngầm”
giữa bên dự thầu có năng lực với bên dự thầu dự định sẽ thắng thầu và có thể với
các bên dự thầu khác. Tuy nhiên, với mô tả của điều 16 ở trên, có thể xem đây
là hành vi đơn phương của nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực “cố ý không cung cấp
tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm” và hành vi có ý đó có thể bị xem xét
nếu hệ quả của nó dẫn đến việc “tạo điều kiện để một bên
trúng thầu”. Dù vậy, trong việc xử lý hành vi thông thầu “ngầm”, việc xác
minh và chứng minh kết quả “tạo điều kiện để một bên trúng thầu” không dễ thực
hiện. Chính vì điều này, thông thầu vẫn còn xuất hiện trên thực tế, lũng đoạn đấu
thầu và thị trường.
Có thể
thấy, từ quy định của Luật đấu thầu 2013, quy định này tại Luật đấu thầu 2023
đã mô tả chi tiết hơn các biểu hiện thông thầu và bổ sung các dạng hành vi
thông thầu mới cần được kiểm soát. Tuy nhiên, quy định này cũng chỉ được liệt
kê tại điều 16 với nội dung xác định đó là hành vi bị cấm. Ngoài hệ quả có thể
bị hủy thầu (Điều 17), nếu hành vi thông thầu được phát hiện, các bên thông thầu
có thể phải gánh chịu các loại chế tài khác, tiêu biểu nhất là biện pháp xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự như một số vụ án trên thực tế.
Tuy
nhiên, việc xử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự xuất hiện phổ biến đối với
hành vi thông thầu trong đấu thầu tại các dự án đầu tư, xây dựng công. Việc
phát hiện và áp dụng chế tài đối với hành vi thông thầu trong hoạt động đấu thầu
được tổ chức bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn là một vùng trống trong
khi Luật cạnh tranh đã có quy định kiểm soát hành vi này trong cả hai phiên bản,
Luật cạnh tranh 2004 và Luật cạnh tranh 2018.
Cụ thể,
theo quy định của Luật cạnh tranh 2018, thông thầu với tất cả các hiện nêu trên
được xem là một trong những hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị ngăn cấm
(điều 11.4). Điều quan trọng là, hành vi này đương nhiên bị xem là vi phạm Luật
cạnh tranh ngay khi các biểu hiện thông đồng được xác định mà cơ quan xử lý
cũng như các bên theo đuổi vụ việc không cần phải chứng minh hậu quả, tác động
của hành vi hay bất kỳ một điều kiện nào khác. Theo đó, khi phát hiện có hành
vi thông thầu, kể cả thông thầu theo chiều ngang và thông thầu theo chiều dọc,
các bên tham gia dự thầu có thể yêu cầu Ủy ban cạnh tranh quốc gia xử lý. Ngoài
việc bị hủy kết quả đấu thầu, các doanh nghiệp thực hiện hành vi thông thầu có
thể phải chịu mức phạt lên đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm
tài chính trước đó.
4. Giải pháp thiết lập giới hạn chuyển nhượng thầu và thông thầu
Như đề
cập ở trên, quá trình thực thi cần có những giới hạn nhất định trong quá trình
đấu thầu và thực thi Luật đấu thầu. Một số giải pháp sau đây có thể được
áp dụng.
·
Đối với cơ quan quản lý có thẩm quyền:
Luật đấu
thầu áp dụng chính yếu đối với đấu thầu các dự án công. Vì vậy, cơ quan quản lý
nhà nước có vai trò lớn trong quản lý hoạt động đấu thầu nói chung và giám sát
quá trình đấu thầu, tổ chức thực hiện gói thầu mà mình là chủ đầu tư hay đơn vị
thuộc quyền quản lý của mình là chủ đầu tư nói riêng.
Để có
thể giới hạn quá trình chuyển nhượng thầu và thông thầu, cơ quan quản lý, đặc
biệt là Chính phủ và Bộ kế hoạch – đầu tư cần xây dựng và ban hành chính sách
khống chế giá tối thiểu để khắc phục tình trạng bỏ giá thấp để trúng thầu, ảnh
hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng của gói thầu.[8]
Tăng cường công khai, minh bạch thông tin cũng là giải pháp cần được tăng cường.[9]
Ngoài việc tiếp tục tổ chức thực hiện cổng thông tin đấu thầu, cơ quan quản lý
ngành cần thiết lập đầy đủ các loại thông tin cần thiết mà các bên tham gia đấu
thầu cần phải cung cấp và quy định thời gian tối thiểu phải cung cấp thông tin.
Chủ đầu tư, đơn vị tổ chức thầu cũng cần công khai thông tin trong trước và suốt
quá trình tổ chức thầu, tại cổng thông tin đấu thầu, phương tiện truyền thông
và niêm yết công khai.
Tăng cường
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng có ý nghĩa quan trọng nhằm giới hạn
các hành vi thao túng trong đấu thầu. Ngoài hoạt động thanh tra, kiểm tra chung
của cơ quan quản lý, theo quy định của Luật đấu thầu, chủ đầu tư được quyền thực
hiện quyền giám sát và kiểm tra quá trình tổ chức, thi công gói thầu. Thông qua
hoạt động này, chủ đầu tư có thể tiếp cận thông tin, xác minh bằng chứng và nhận
diện các dấu hiệu về chuyển nhượng thầu trá hình mà bài viết có trình bày ở
trên. Việc phát hiện có thể giúp chủ đầu tư có giải pháp kịp thời ngăn chặn
hành vi chuyển nhượng thầu và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
·
Đối với chủ đầu tư:
Có thể
nói, chủ đầu tư đóng vai trò rất lớn đối với quá trình đấu thầu, từ giai đoạn
chuẩn bị hồ sơ mời thầu, thông báo đấu thầu, đánh giá, lựa chọn nhà thầu đến
quá trình giám sát và nghiệm thu gói thầu. Một trong những nội dung quan trọng
chính là đánh giá năng lực của bên tham gia dự thầu để từ đó xét duyệt hồ sơ dự
thầu và kết quả đấu thầu. Nội dung này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình
xác định tư cách tham gia thầu của nhà thầu chính, thầu phụ lẫn các bên dự thầu
trong liên danh đấu thầu. Việc loại bên dự thầu không đáp ứng điều kiện và tiêu
chuẩn dự thầu là giới hạn việc chuyển nhượng thầu trá hình giữa các bên liên
danh như nội dung bài viết đã nêu. Ngoài ra, đây còn
là giải pháp quan trọng giúp chủ đầu tư phát hiện sớm các trường hợp thông thầu
từ giai đoạn tham gia đấu thầu.
Đương
nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sự tham gia của bên thứ ba với vai trò là
bên tư vấn xuất hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên, trên thực tế, khi vụ việc
phát sinh, ví dụ như chuyển nhượng thầu, bên tư vấn có thể thoái thác trách nhiệm.
Chính vì vậy, hồ sơ đấu thầu cần xây dựng kỹ lưỡng nội dung hợp đồng tư vấn,
trong đó quy định chi tiết, chặt chẽ trách nhiệm của bên tư vấn đấu thầu.[10]
Riêng với
trường hợp cần giới hạn chuyển nhượng thầu giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ,
hay chí ít khi quan hệ thầu chính – thầu phụ bị phá vỡ, chủ đầu tư cần: (i) quy
định kỹ nội dung liên quan đến thầu phụ trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà
thầu chính và (ii) làm rõ vai trò của tư vấn và quản lý dự án trong các nội
dung hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện
các gói thầu, hạng mục dự án.[11]
Giới hạn cụ thể cho các tình huống chuyển nhượng thầu giữa thầu chính và thầu
phụ mà bài viết đề cập ở trên là chủ đầu tư thiết lập tỷ lệ tham gia thực hiện
gói thầu tối đa mà thầu phụ có thể thực hiện trong từng dự án tổ chức đấu thầu
cụ thể.
·
Đối với các bên tham gia đấu thầu:
Các bên
tham gia đấu thầu có vai trò lớn trong giới hạn các tình huống tiêu cực phát
sinh trong đấu đầu, đặc biệt là chuyển nhượng thầu và thông thầu. Ngoài việc
xây dựng tính chuyên nghiệp và trung thực khi tham gia đấu thầu, các bên có thể
tăng cường giám sát và tố giác các biểu hiện tiêu cực nếu có, nhất là các phát
hiện có dấu hiệu và bằng chứng của sự thông thầu.
Cần lưu
ý thêm, các quy định hiện nay có thể áp dụng để xử lý các vi phạm trong đấu thầu,
cả chuyển nhượng thầu và thông thầu trái quy định, gồm có quy định về xử phạt
vi phạm hành chính, xử lý hình sự và Luật cạnh tranh. Thực tế, nhiều trường hợp
đã bị xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết lưu ý thêm việc
áp dụng luật cạnh tranh đối với trường hợp thông thầu khi việc vi phạm đó chưa
thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo
quy định của luật này, thông thầu được xem là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh và bị xử lý theo nguyên tắc “mặc nhiên vi phạm”.[12]
Hay nói cách khác, khi hành vi thông thầu được chứng minh, cơ quan xử lý vụ việc
có thể áp dụng biện pháp xử phạt ngay tức khắc mà không cần phải xác định hậu
quả gây tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi thông thầu. Quy định này áp dụng
cả hành vi thông thầu giữa các bên dự thầu lẫn hành vi thông thầu giữa bên dự
thầu và bên tổ chức thầu. Vì vậy, khi phát hiện hành vi thông thầu, các bên
tham gia đấu thầu có thể yêu cầu Ủy ban cạnh tranh quốc gia điều tra và xử lý.
Mức xử phạt được áp dụng có thể đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong
năm tài chính trước đó.[13]
Việc xử lý hành vi thông thầu theo Luật cạnh tranh có thể được xem là một trong
những phương cách nhằm giới hạn thông thầu trong đấu thầu.
Đương
nhiên, việc xác định chứng minh hành vi thông thầu giữa các bên là không dễ.
Kinh nghiệm kiểm soát hành vi thông thầu tại nhiều quốc gia cho thấy, hành vi
thông thầu thường xuất hiện khi có một hoặc hay và các biểu hiện: (i) một hoặc
các bên đưa ra giá đấu thầu cao một cách đáng ngờ, (ii) các biểu hiện của việc
ngăn cản đấu thầu, (iii) số lượng hồ sơ dự thầu thấp đáng ngờ, (iii) có sự bất
nhất về giá dự thầu và có cơ sở để có sự nghi ngờ, (iv) nội dung hồ sơ dự thầu
sai sót giống, kể cả cách hành văn và chính tả, và (v) có biểu hiện ngăn cản đấu
thầu.[14] Cơ
quan quản lý, cơ quan xử lý vụ việc, chủ đầu tư và các bên tham gia đấu thầu có
thể dựa vào những yếu tố này để xem xét.
Ngoài
ra, để tăng cường xử lý hành vi thông thầu cũng như các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh khác, Luật cạnh tranh áp dụng chính sách khoan hồng nhằm khuyến khích các
bên tham gia thỏa thuận tố giác hành vi thỏa thuận. Do đó, nếu doanh nghiệp
tham gia liên minh đấu thầu có thỏa thuận dàn xếp kết quả đấu thầu tố giác hành
vi thông thầu đó sẽ được miễn hoặc giảm trách nhiệm. Tuy nhiên, chính sách
khoan hồng của luật cạnh tranh chỉ áp dụng khi thỏa mãn được các điều kiện, gồm:
(i) tố giác trước khi hành vi thông thầu được cơ quan xử lý phát hiện và điều
tra, và (ii) chỉ áp dụng tối đa với ba doanh nghiệp tố giác đầu tiên. Chính
sách khoan hồng là giải pháp quan trọng để giới hạn, phát hiện và xử lý hành vi
thông đồng trong đấu thầu, đặc biệt là khi doanh nghiệp tố giác đầu tiên được
miễn hoàn toàn trách nhiệm.[15]
5. Kết luận
Luật đấu
thầu 2023 là kết quả pháp điển hóa có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tổ
chức đấu thầu và thực hiện các gói thầu xây dựng trên thực tế. So với Luật đấu
thầu 2013, Luật đấu thầu 2023 đã có nhiều điều chỉnh để hoạt động đấu thầu diễn
ra thuận lợi và thông suốt hơn. Nhiều quy định mở ra cơ hội tham gia đấu thầu của
nhà thầu, áp dụng đa dạng các phương thức đấu thầu
của chủ đầu tư cũng như tạo điều kiện để hoạt động đấu thầu minh bạch, tiết kiệm
và hiệu quả.
Bên cạnh
đó, các quy định hiện nay vẫn chưa thể giới hạn tuyệt đối khả năng tổ chức thầu
và dự thầu “trá hình”, làm thay đổi bản chất và ý nghĩa của hoạt động đấu thầu.
Chuyển nhượng thầu và thông thầu là hai điển hình trong số các biểu hiện thao
túng hoạt động đấu thầu, có tác động xấu đến quá trình phát triển bền vững của
thị trường. Thực tế, các biểu hiện tiêu cực của hành vi chuyển nhượng thầu cũng
như thông thầu xuất hiện xuất hiện khá thường xuyên và cũng khó nhận dạng, phát
hiện. Một số vụ việc đã đưa ra xét xử ghi nhận thực tế đó nhưng cũng cho thấy
những khó khăn nhất định trong phát hiện và xử lý các hành vi này.
Nguy cơ
thông thầu và chuyển nhượng thầu sai có thể vẫn tiếp tục xảy ra. Chính vì vậy,
việc tiếp tục đặt ra những giới hạn cho quá trình thực thi pháp luật đấu thầu,
đặc biệt là trong quá trình tổ chức thầu và thực hiện gói thầu, rất cần thiết để
kiểm tỏa khả năng thao túng hoạt động đấu thầu và thị trường. Ngoài cơ quan quản
lý nhà nước, chủ đầu tư có vai trò lớn trong việc đặt ra giới hạn và sử dụng
các giới hạn này trong kiểm tỏa khả năng vi phạm của bên dự thầu và thực hiện
gói thầu. Một số giải pháp được bài viết đề cập là: thiết lập tiêu chí và điều
kiện cần thiết trong khi gọi thầu; thẩm định hồ sơ và đánh giá năng lực bên
tham gia dự thầu chặt chẽ cho từng vị trí thầu chính, thầu phụ, liên danh…;
tăng cường giám sát quá trình thực hiện gói thầu để sớm phát hiện các sai phạm
và xác định rõ trách nhiệm của bên tư vấn trong hợp đồng. Bên tham gia dự thầu
cũng có vai trò nhất định đối với quá trình giới hạn khả năng thông thầu, đặc
biệt là việc sử dụng pháp luật cạnh tranh để yêu cầu xử lý hành vi thông thầu.
Thậm chí, bên thông thầu cũng có thể “tự thú” để được áp dụng chính sách khoan
hồng theo quy định của Luật này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật đấu thầu 2013.
2.
Luật cạnh tranh 2018.
3.
Luật Đấu thầu 2023.
4.
Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
5.
Nghị định 37/2015/NĐ-CP.
6.
Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
7.
Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
8.
ADDIN ZOTERO_BIBL
{"uncited":[],"omitted":[],"custom":[]}
CSL_BIBLIOGRAPHY Nguyễn
Lưu Anh Sơn. “Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Thầu Phụ Trong
Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Việt Nam.” Tạp Chí Xây Dựng 7: 114–20. (2022)
9. Nhóm phóng viên. “Nhức
nhối chuyện nhượng thầu trái phép: Chủ đầu tư, tư vấn giám sát có vô can?” Báo
Đấu thầu, 5/11/2019, Đấu thầu. https://baodauthau.vn/post-80083.html.
10. Trần
Thị Phương Liên. “Nhận Diện Thỏa Thuận Thông Đồng Trong Đấu Thầu Dưới Góc Độ
Luật Cạnh Tranh.” Tạp Chí Công Thương 15 (2023): 64–67.
11. Trần
Thị Thiểm. “Một Số Vấn Đề về Công Tác Đấu Thầu Lựa Chọn Nhà Thầu.” Thông
Tin Khoa Học và Công Nghệ (Đại Học Xây Dựng Miền Trung) 1: 57–64 (2023).
[1] Điều 23 Luật đấu thầu
2013 giao Chính phủ quy định hạn mức giá trị gói thầu được áp dụng phương thức
đấu thầu này. Chính phủ sau đó quy định nội dung này tại Điều 54 Nghị định
63/2014/NĐ-CP.
[2] Cần lưu ý rằng tổng thầu,
nhà thầu chính không được phép giao lại toàn bộ (100%) công việc cho nhà thầu
phụ thực hiện, theo Điều 47.1(d) Nghị định 37/2015/NĐ-CP.
[3] ADDIN ZOTERO_ITEM
CSL_CITATION
{"citationID":"OhtAdrb3","properties":{"formattedCitation":"Nh\\uc0\\u243{}m
ph\\uc0\\u243{}ng vi\\uc0\\u234{}n, \\uc0\\u8220{}Nh\\uc0\\u7913{}c
nh\\uc0\\u7889{}i chuy\\uc0\\u7879{}n nh\\uc0\\u432{}\\uc0\\u7907{}ng
th\\uc0\\u7847{}u tr\\uc0\\u225{}i ph\\uc0\\u233{}p: Ch\\uc0\\u7911{}
\\uc0\\u273{}\\uc0\\u7847{}u t\\uc0\\u432{}, t\\uc0\\u432{} v\\uc0\\u7845{}n
gi\\uc0\\u225{}m s\\uc0\\u225{}t c\\uc0\\u243{} v\\uc0\\u244{}
can?,\\uc0\\u8221{} {\\i{}B\\uc0\\u225{}o \\uc0\\u272{}\\uc0\\u7845{}u
th\\uc0\\u7847{}u}, November 5, 2019, sec. \\uc0\\u272{}\\uc0\\u7845{}u
th\\uc0\\u7847{}u, https://baodauthau.vn/post-80083.html truy c\\uc0\\u7853{}p
l\\uc0\\u7847{}n cu\\uc0\\u7889{}i ng\\uc0\\u224{}y
21/05/2024.","plainCitation":"Nhóm phóng viên, “Nhức nhối
chuyện nhượng thầu trái phép: Chủ đầu tư, tư vấn giám sát có vô can?,” Báo Đấu
thầu, November 5, 2019, sec. Đấu thầu, https://baodauthau.vn/post-80083.html
truy cập lần cuối ngày
21/05/2024.","noteIndex":3},"citationItems":[{"id":11277,"uris":["http://zotero.org/users/1164473/items/L3X2N6I9"],"itemData":{"id":11277,"type":"article-newspaper","abstract":"(BĐT)
- Nhượng thầu, bán thầu trái phép chính là “mặt tối” cần được soi rọi bằng
những hành động quyết liệt của người có thẩm quyền nhằm đem lại ý nghĩa đích thực
của toàn bộ công tác lựa chọn nhà thầu. Từ những vụ bán thầu nổi cộm cho thấy
câu chuyện quản lý hợp đồng sau đấu thầu cần được quan tâm
hơn.","container-title":"Báo Đấu thầu","language":"vi","note":"section:
Đấu thầu","title":"Nhức nhối chuyện nhượng thầu trái phép:
Chủ đầu tư, tư vấn giám sát có vô can?","title-short":"Nhức
nhối chuyện nhượng thầu trái
phép","URL":"https://baodauthau.vn/post-80083.html","author":[{"family":"Nhóm
phóng
viên","given":""}],"accessed":{"date-parts":[["2024",5,24]]},"issued":{"date-parts":[["2019",11,5]]}},"suffix":"truy
cập lần cuối ngày
21/05/2024"}],"schema":"https://github.com/citation-style-language/schema/raw/master/csl-citation.json"}
Nhóm phóng viên, “Nhức
nhối chuyện nhượng thầu trái phép: Chủ đầu tư, tư vấn giám sát có vô can?,”
Báo Đấu thầu, November 5, 2019, sec. Đấu thầu,
https://baodauthau.vn/post-80083.html truy cập lần cuối ngày 21/05/2024.
[4] Điều 4.26 Luật Đấu thầu
2023.
[5] Điều 24.3(e), Điều
35.4(a), Điều 61.3(a) Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
[6] Điều 7.3 Nghị định
06/2021/NĐ-CP.
[7] Điều 21.8 và mục 1(d)
Phụ lục IIB của Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
[8] ADDIN ZOTERO_ITEM
CSL_CITATION
{"citationID":"5xPCE1NX","properties":{"formattedCitation":"Nguy\\uc0\\u7877{}n
L\\uc0\\u432{}u Anh S\\uc0\\u417{}n, \\uc0\\u8220{}M\\uc0\\u7897{}t
S\\uc0\\u7889{} Gi\\uc0\\u7843{}i Ph\\uc0\\u225{}p N\\uc0\\u226{}ng Cao
Ch\\uc0\\u7845{}t L\\uc0\\u432{}\\uc0\\u7907{}ng Qu\\uc0\\u7843{}n
L\\uc0\\u253{} Th\\uc0\\u7847{}u Ph\\uc0\\u7909{} Trong C\\uc0\\u225{}c
D\\uc0\\u7921{} \\uc0\\u193{}n \\uc0\\u272{}\\uc0\\u7847{}u T\\uc0\\u432{}
X\\uc0\\u226{}y D\\uc0\\u7921{}ng T\\uc0\\u7841{}i Vi\\uc0\\u7879{}t
Nam,\\uc0\\u8221{} {\\i{}T\\uc0\\u7841{}p Ch\\uc0\\u237{} X\\uc0\\u226{}y
D\\uc0\\u7921{}ng} 7 (2022): 114.","plainCitation":"Nguyễn
Lưu Anh Sơn, “Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Thầu Phụ Trong Các Dự
Án Đầu Tư Xây Dựng Tại Việt Nam,” Tạp Chí Xây Dựng 7 (2022):
114.","noteIndex":8},"citationItems":[{"id":11274,"uris":["http://zotero.org/users/1164473/items/2HDGZK7L"],"itemData":{"id":11274,"type":"article-journal","container-title":"Tạp
chí Xây dựng","ISSN":"2734-9888","page":"114-120","title":"Một
số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thầu phụ trong các dự án đầu tư xây dựng
tại Việt
Nam","volume":"7","author":[{"family":"Nguyễn
Lưu Anh
Sơn","given":""}],"issued":{"date-parts":[["2022"]]}},"locator":"114","label":"page"}],"schema":"https://github.com/citation-style-language/schema/raw/master/csl-citation.json"}
Nguyễn Lưu Anh Sơn, “Một
Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Thầu Phụ Trong Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng
Tại Việt Nam,” Tạp Chí Xây Dựng 7 (2022): 114.
[9] ADDIN ZOTERO_ITEM
CSL_CITATION
{"citationID":"55ORwdc5","properties":{"formattedCitation":"Tr\\uc0\\u7847{}n
Th\\uc0\\u7883{} Thi\\uc0\\u7875{}m, \\uc0\\u8220{}M\\uc0\\u7897{}t
S\\uc0\\u7889{} V\\uc0\\u7845{}n \\uc0\\u272{}\\uc0\\u7873{} v\\uc0\\u7873{}
C\\uc0\\u244{}ng T\\uc0\\u225{}c \\uc0\\u272{}\\uc0\\u7845{}u Th\\uc0\\u7847{}u
L\\uc0\\u7921{}a Ch\\uc0\\u7885{}n Nh\\uc0\\u224{}
Th\\uc0\\u7847{}u,\\uc0\\u8221{} {\\i{}Th\\uc0\\u244{}ng Tin Khoa
H\\uc0\\u7885{}c v\\uc0\\u224{} C\\uc0\\u244{}ng Ngh\\uc0\\u7879{}
(\\uc0\\u272{}\\uc0\\u7841{}i H\\uc0\\u7885{}c X\\uc0\\u226{}y
D\\uc0\\u7921{}ng Mi\\uc0\\u7873{}n Trung)} 1 (2023):
61.","plainCitation":"Trần Thị Thiểm, “Một Số Vấn Đề về
Công Tác Đấu Thầu Lựa Chọn Nhà Thầu,” Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ (Đại Học
Xây Dựng Miền Trung) 1 (2023):
61.","noteIndex":9},"citationItems":[{"id":11271,"uris":["http://zotero.org/users/1164473/items/F3IGYXKP"],"itemData":{"id":11271,"type":"article-journal","container-title":"Thông
tin Khoa học và Công nghệ (Đại học Xây dựng Miền
Trung)","ISSN":"2615-9546","page":"57-64","title":"Một
số vấn đề về công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu","volume":"1","author":[{"family":"Trần
Thị Thiểm","given":""}],"issued":{"date-parts":[["2023"]]}},"locator":"61","label":"page"}],"schema":"https://github.com/citation-style-language/schema/raw/master/csl-citation.json"}
Trần Thị Thiểm, “Một
Số Vấn Đề về Công Tác Đấu Thầu Lựa Chọn Nhà Thầu,” Thông Tin Khoa Học và
Công Nghệ (Đại Học Xây Dựng Miền Trung) 1 (2023): 61.
[10] ADDIN ZOTERO_ITEM
CSL_CITATION
{"citationID":"bXeObOsg","properties":{"formattedCitation":"Tr\\uc0\\u7847{}n
Th\\uc0\\u7883{} Thi\\uc0\\u7875{}m, 60.","plainCitation":"Trần
Thị Thiểm,
60.","noteIndex":10},"citationItems":[{"id":11271,"uris":["http://zotero.org/users/1164473/items/F3IGYXKP"],"itemData":{"id":11271,"type":"article-journal","container-title":"Thông
tin Khoa học và Công nghệ (Đại học Xây dựng Miền
Trung)","ISSN":"2615-9546","page":"57-64","title":"Một
số vấn đề về công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu","volume":"1","author":[{"family":"Trần
Thị Thiểm","given":""}],"issued":{"date-parts":[["2023"]]}},"locator":"60","label":"page"}],"schema":"https://github.com/citation-style-language/schema/raw/master/csl-citation.json"}
Trần Thị Thiểm, 60.
[11] ADDIN ZOTERO_ITEM
CSL_CITATION
{"citationID":"PDmcxNpK","properties":{"formattedCitation":"Nguy\\uc0\\u7877{}n
L\\uc0\\u432{}u Anh S\\uc0\\u417{}n, \\uc0\\u8220{}M\\uc0\\u7897{}t
S\\uc0\\u7889{} Gi\\uc0\\u7843{}i Ph\\uc0\\u225{}p N\\uc0\\u226{}ng Cao
Ch\\uc0\\u7845{}t L\\uc0\\u432{}\\uc0\\u7907{}ng Qu\\uc0\\u7843{}n
L\\uc0\\u253{} Th\\uc0\\u7847{}u Ph\\uc0\\u7909{} Trong C\\uc0\\u225{}c
D\\uc0\\u7921{} \\uc0\\u193{}n \\uc0\\u272{}\\uc0\\u7847{}u T\\uc0\\u432{}
X\\uc0\\u226{}y D\\uc0\\u7921{}ng T\\uc0\\u7841{}i Vi\\uc0\\u7879{}t
Nam,\\uc0\\u8221{} 114.","plainCitation":"Nguyễn Lưu Anh
Sơn, “Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Thầu Phụ Trong Các Dự Án Đầu
Tư Xây Dựng Tại Việt Nam,”
114.","noteIndex":11},"citationItems":[{"id":11274,"uris":["http://zotero.org/users/1164473/items/2HDGZK7L"],"itemData":{"id":11274,"type":"article-journal","container-title":"Tạp
chí Xây dựng","ISSN":"2734-9888","page":"114-120","title":"Một
số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thầu phụ trong các dự án đầu tư xây dựng
tại Việt
Nam","volume":"7","author":[{"family":"Nguyễn
Lưu Anh
Sơn","given":""}],"issued":{"date-parts":[["2022"]]}},"locator":"114","label":"page"}],"schema":"https://github.com/citation-style-language/schema/raw/master/csl-citation.json"}
Nguyễn Lưu Anh Sơn, “Một
Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Thầu Phụ Trong Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng
Tại Việt Nam,” 114.
[12] Điều 11 và 12 Luật cạnh
tranh 2018.
[13] Điều 111 Luật cạnh
tranh 2018.
[14] ADDIN ZOTERO_ITEM
CSL_CITATION
{"citationID":"CErOOYpD","properties":{"formattedCitation":"Tr\\uc0\\u7847{}n
Th\\uc0\\u7883{} Ph\\uc0\\u432{}\\uc0\\u417{}ng Li\\uc0\\u234{}n,
\\uc0\\u8220{}Nh\\uc0\\u7853{}n Di\\uc0\\u7879{}n Th\\uc0\\u7887{}a
Thu\\uc0\\u7853{}n Th\\uc0\\u244{}ng \\uc0\\u272{}\\uc0\\u7891{}ng Trong
\\uc0\\u272{}\\uc0\\u7845{}u Th\\uc0\\u7847{}u D\\uc0\\u432{}\\uc0\\u7899{}i
G\\uc0\\u243{}c \\uc0\\u272{}\\uc0\\u7897{} Lu\\uc0\\u7853{}t C\\uc0\\u7841{}nh
Tranh,\\uc0\\u8221{} {\\i{}T\\uc0\\u7841{}p Ch\\uc0\\u237{} C\\uc0\\u244{}ng
Th\\uc0\\u432{}\\uc0\\u417{}ng} 15 (2023):
65\\uc0\\u8211{}66.","plainCitation":"Trần Thị Phương Liên,
“Nhận Diện Thỏa Thuận Thông Đồng Trong Đấu Thầu Dưới Góc Độ Luật Cạnh Tranh,” Tạp
Chí Công Thương 15 (2023):
65–66.","noteIndex":14},"citationItems":[{"id":11272,"uris":["http://zotero.org/users/1164473/items/3LLBSRW6"],"itemData":{"id":11272,"type":"article-journal","container-title":"Tạp
chí Công
Thương","ISSN":"0866-7756","page":"64-67","title":"Nhận
diện thỏa thuận thông đồng trong đấu thầu dưới góc độ Luật Cạnh
tranh","volume":"15","author":[{"family":"Trần
Thị Phương
Liên","given":""}],"issued":{"date-parts":[["2023"]]}},"locator":"65-66","label":"page"}],"schema":"https://github.com/citation-style-language/schema/raw/master/csl-citation.json"}
Trần Thị Phương Liên, “Nhận
Diện Thỏa Thuận Thông Đồng Trong Đấu Thầu Dưới Góc Độ Luật Cạnh Tranh,” Tạp
Chí Công Thương 15 (2023): 65–66.
[15] Điều 112 Luật cạnh
tranh 2018.