Mức phạt lỗi chuyển làn đường không đúng quy định mới nhất theo Nghị định 168
(PLPT) - Từ ngày 01/01/2025, mức phạt lỗi chuyển làn đường không đúng quy định mới sẽ áp dụng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Quy định về mức xử phạt mới đối với các trường hợp không chấp hành tín hiệu đèn giao thông theo Nghị định 168/2024 tăng cao đang được dư luận quan tâm đặc biệt. Theo đó, người lái xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng.
Tuy nhiên, có 5 trường hợp sau đây xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ mà không dính lỗi vượt đèn đỏ.
Trường hợp 1, được rẽ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột kilomet, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Trường hợp 2, có đèn tín hiệu hình mũi tên/hình xe mô tô cho phép rẽ phải và đang chuyển màu xanh.
Trường hợp 3, có biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.
Trường hợp 4, có vạch mắt võng trên mặt đường.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo hiệu đường bộ quy định, vạch kẻ “kiểu mắt võng” là một trong những hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, được dùng để báo cho người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch mắt võng nhằm tránh ùn tắc giao thông.
Trên thực tế, tại các khu vực ngã tư, đường vòng cua có vạch kẻ kiểu mắt võng, chúng ta có thể gặp vạch kẻ kiểu mắt võng không có mũi tên chỉ hướng. Khi gặp vạch này, nếu đèn tín hiệu đi thẳng qua vạch sẽ không bị coi là vi phạm. Nếu gặp đèn đỏ mà không có bất kỳ biển phụ nào khác thì bị xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.
Vạch kẻ kiểu mắt võng có mũi tên xác định hướng phải đi thì người điều khiển phương tiện phải đi theo hướng của mũi tên được phép đi qua. Khi đó sẽ không bị coi là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.
Như vậy, khi tham gia giao thông, gặp vạch kẻ kiểu mắc võng độc lập thì buộc phải tuân thủ theo ý nghĩa của vạch này. Trường hợp vạch kẻ mắc võng kết hợp với đèn tín hiệu, mũi tên, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì phải tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn.
Cụ thể, vạch mắt võng có kèm theo mũi tên rẽ phải, đồng nghĩa với việc phần đường đó được dành cho các phương tiện giao thông rẽ phải. Nếu xe đi thẳng dù đèn tín hiệu giao thông là xanh hay đỏ thì đều vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ.
Trường hợp 5, có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn giao thông.
Khi rẽ phải tại những trường hợp được nêu trên, người điều khiển xe máy phải bật xi-nhan và nhường đường cho người đi bộ. Với lỗi không xi-nhan, từ ngày 1/1/2025, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Nếu không xi-nhan gây tai nạn giao thông, phạt tiền 10-14 triệu đồng, đồng thời bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.
(PLPT) - Từ ngày 01/01/2025, mức phạt lỗi chuyển làn đường không đúng quy định mới sẽ áp dụng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
(PLPT) - Nghị định 168/2024 tăng mức phạt với hành vi lái xe máy trên vỉa hè, khiến nhiều người thắc mắc khi nào đi xe lên vỉa hè sẽ không bị phạt.
(PLPT) - Trong một số trường hợp, nhiều hợp đồng dịch vụ với các điều khoản liên quan đến trả lương, thời gian làm việc,... thường gây nhầm lẫn với hợp đồng lao động. Vậy, hợp đồng lao động khác gì so với hợp đồng dịch vụ?
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp khi muốn mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh đang tìm đến nguồn vốn vay của Quỹ phát triển doanh nghiệp. Vậy những điều kiện gì để vay được vốn của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa?
(PLPT) - Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi chậm nộp, không nộp tờ khai thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2-25 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm.
(PLPT) - Trường hợp hết thời hạn góp vốn mà cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua nhưng công ty không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ thì người quản lý công ty có phải chịu trách nhiệm không?
(PLPT) - Góp vốn để thành lập công ty không chỉ là hoạt động tạo nguồn tài chính nhằm đảm bảo các điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mà còn có ý nghĩa là hoạt động đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty, xác lập tư cách thành viên, quyền và trách nhiệm của họ đối với công ty sau khi được thành lập. Vậy, khi hết thời hạn góp vốn mà cổ đông chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết khi thành lập công ty cổ phần thì hệ quả pháp lý như thế nào?
(PLPT) - Góp vốn thành lập công ty không chỉ là việc tạo vốn điều lệ cho công ty mà còn là cơ sở để xác lập quyền, nghĩa vụ của các cổ đông. Do đó, Luật Doanh nghiệp đã đặt ra quy định về thời hạn cổ đông phải hoàn thành việc góp vốn khi thành lập công ty. Vậy, khi thành lập công ty cổ phần, cổ đông phải góp vốn trong thời hạn bao lâu?