Mức phạt lỗi chuyển làn đường không đúng quy định mới nhất theo Nghị định 168
(PLPT) - Từ ngày 01/01/2025, mức phạt lỗi chuyển làn đường không đúng quy định mới sẽ áp dụng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, mức phạt với hành vi đi xe máy trên vỉa hè tăng cao so với Nghị định 100/2029.
Cụ thể, người đi xe máy trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền 4 - 6 triệu đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe.
Vậy trong trường hợp đi vào nhà, cơ quan, hàng quán... buộc phải đi xe máy trên vỉa hè thì có bị xử phạt không?
Tại Nghị định 168/2024 quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt. Ví dụ, người tham gia giao thông muốn vào cửa hàng, cơ quan, nhà ở... thì có thể điều khiển xe đi qua vỉa hè. Còn điều khiển xe máy đi dọc vỉa hè như "đường đi" thì sẽ bị xử phạt.
Tương tự với mức phạt trên, người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều" và điều khiển xe đi vào đường cao tốc, cũng sẽ bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng.
Một hành vi khác bị phạt nghiêm là sử dụng ô, thiết bị âm thanh khi điều khiển xe máy. Cụ thể, người lái xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy mà sử dụng ô, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bị xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe.
(PLPT) - Từ ngày 01/01/2025, mức phạt lỗi chuyển làn đường không đúng quy định mới sẽ áp dụng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
(PLPT) - Người lái xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng. Tuy nhiên, có 5 trường hợp xe máy được rẽ phải khi đèn đỏ, người dân cần biết.
(PLPT) - Trong một số trường hợp, nhiều hợp đồng dịch vụ với các điều khoản liên quan đến trả lương, thời gian làm việc,... thường gây nhầm lẫn với hợp đồng lao động. Vậy, hợp đồng lao động khác gì so với hợp đồng dịch vụ?
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp khi muốn mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh đang tìm đến nguồn vốn vay của Quỹ phát triển doanh nghiệp. Vậy những điều kiện gì để vay được vốn của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa?
(PLPT) - Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi chậm nộp, không nộp tờ khai thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2-25 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm.
(PLPT) - Trường hợp hết thời hạn góp vốn mà cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua nhưng công ty không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ thì người quản lý công ty có phải chịu trách nhiệm không?
(PLPT) - Góp vốn để thành lập công ty không chỉ là hoạt động tạo nguồn tài chính nhằm đảm bảo các điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mà còn có ý nghĩa là hoạt động đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty, xác lập tư cách thành viên, quyền và trách nhiệm của họ đối với công ty sau khi được thành lập. Vậy, khi hết thời hạn góp vốn mà cổ đông chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết khi thành lập công ty cổ phần thì hệ quả pháp lý như thế nào?
(PLPT) - Góp vốn thành lập công ty không chỉ là việc tạo vốn điều lệ cho công ty mà còn là cơ sở để xác lập quyền, nghĩa vụ của các cổ đông. Do đó, Luật Doanh nghiệp đã đặt ra quy định về thời hạn cổ đông phải hoàn thành việc góp vốn khi thành lập công ty. Vậy, khi thành lập công ty cổ phần, cổ đông phải góp vốn trong thời hạn bao lâu?