Người đang hưởng án treo có được làm việc ngoài nơi cư trú không?
Khánh Huyền
Thứ ba, 17/09/2024 - 11:12
(PLPT) - Bộ Công an đang dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Trong đó, Bộ đề xuất quy định giải quyết trường hợp người được hưởng án treo có nguyện vọng làm việc ngoài nơi cư trú.
Giải quyết trường hợp người được hưởng án treo có nguyện vọng làm việc ngoài nơi cư trú (Điều 107):
- Trường hợp người được hưởng án treo có nguyện vọng lựa chọn việc làm ngoài nơi cư trú thì phải xin phép và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Người được hưởng án treo có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý về kế hoạch lao động, hợp đồng lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người đó làm việc.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp xã , đơn vị quân đội được giao quản lý đồng ý về việc cho người được hưởng án treo làm việc ngoài nơi cư trú thì người được hưởng án treo phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến làm việc; khi kết thúc hợp đồng lao động phải có xác nhận Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã tại nơi mình làm việc.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hưởng án treo phải thông báo cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc giải quyết cho người được hưởng án treo ra khỏi nơi cư trú để làm việc.
- Người được hưởng án treo trong thời gian làm việc tại nơi cư trú phải chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật tại nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến làm việc phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người này để phối hợp giải quyết.
Ngoài ra, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật bổ sung 01 điều (Điều 116) quy định về giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có nguyện vọng làm việc ngoài nơi cư trú.
Bổ sung 01 điều (Điều 132) quy định về giải quyết trường người chấp hành án phạt quản chế có nguyện vọng làm việc ngoài nơi cư trú.
Sửa đổi, bổ sung quy định về thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất.
Theo Bộ Công an, việc sửa đổi, bổ sung này để đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, giáo dục đối với người thi hành án treo, thi hành án phạt cảnh cáo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ; đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong công tác thi hành án hình sự và khắc phục khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án hình sự năm 2019, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác thi hành án hình sự hiện nay và trong thời gian tới.
Bài viết nghiên cứu những hạn chế, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện quy định về Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi, góp phần phòng, ngừa vi phạm của người sử dụng lao động và bảo vệ người lao động dưới 16 tuổi.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả và giá đỗ ngâm hóa chất, gây bức xúc xã hội và đe dọa sức khỏe cộng đồng.
(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ.
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 - một ngày quan trọng của đất nước - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.