Luật Dữ liệu - Công cụ pháp lý để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
(PLPT) - Dự án Luật Dữ liệu được đặt ra trong bối cảnh vi phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cần có các quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư nhấn mạnh, muốn giáo dục phát triển bền vững, trước hết phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Quy định về vị trí, vai trò của nhà giáo vì vậy không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là đột phá quan trọng trong chính sách giáo dục của đất nước. Điều này sẽ tạo động lực để thu hút và giữ chân những người tài năng vào nghề giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo Tổng Bí thư, Luật nhà giáo cần phải xác định rõ vai trò trung tâm của giáo viên trong quá trình giáo dục. Phổ cập giáo dục đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đảm bảo đủ giáo viên cho tất cả học sinh, vì thiếu giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn làm hạn chế quyền được học của trẻ em.
"Có trò thì phải có thầy, thiếu thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì còn thiếu thì cần phải có chính sách giải quyết", Tổng Bí thư nói.
Ông nhấn mạnh chính sách phổ cập giáo dục của Nhà nước hướng tới mục tiêu đảm bảo mọi trẻ em đều được đến trường và có cơ hội học tập. Quá trình này thực hiện từng bước, bắt đầu từ tiểu học, sau đó mở rộng lên các cấp học cao hơn. Nhà nước không chỉ tạo điều kiện để trẻ em được đi học mà còn hướng tới hỗ trợ về tài chính, như miễn giảm học phí và cung cấp suất ăn miễn phí.
Với số liệu dân cư chính xác, cơ quan chức năng có thể biết rõ nhu cầu về giáo viên trong những năm tới. Vì vậy, việc quy hoạch và tuyển dụng giáo viên cần được ưu tiên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu thực tế. Ngoài ra, việc xây dựng và duy trì cơ sở vật chất trường học cũng là một vấn đề quan trọng phải giải quyết vì không thể có giáo dục chất lượng nếu thiếu trường lớp.
"Có trò, có thầy thì phải có trường lớp, Không thể quy hoạch, quản lý mà lại không có trường. Không để tình trạng học sinh không có trường lớp xảy ra", Tổng Bí thư chỉ đạo.
Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng khẳng định sự cần thiết trong việc xây dựng, ban hành dự thảo Luật Nhà giáo.
Bộ trưởng cho biết, nghề giáo là nghề cao quý mà cả xã hội tôn trọng, tôn vinh. Vì vậy, các chính sách với nhà giáo cần đầy đủ, đồng bộ, thiết thực để làm sao những người làm giáo dục phải sống được bằng đồng lương và thôi thúc công tác, giảng dạy thật tốt.
Để việc chăm lo cho đời sống của giáo viên đi vào thực chất, không còn là khẩu hiệu suông, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng dự Luật cần đi sâu, tập trung chi tiết vào một vài vấn đề cơ bản. Việc đảm bảo về vấn đề lương, phụ cấp cho nhà giáo. Khi đời sống được đảm bảo, nhà giáo mới có thể yên tâm công tác tốt. Không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ thấy nhà giáo lo dạy thêm, bươn chải cuộc sống. Chính vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên.
Trước đó, trong phần trình bày tờ trình của Chính phủ về Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan như Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ luật Lao động, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới.
Dự thảo Luật giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được giao. Các cơ quan quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục chủ trì trong tuyển dụng nhà giáo.
Đáng chú ý, chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27. Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác. Nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,… được hưởng một số chính sách hỗ trợ khác như chỗ ở tập thể hoặc thuê nhà công vụ, được thanh toán tiền tàu khi nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng về thăm gia đình...
Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo. Một nội dung cũng đáng chú ý là tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp.
Theo đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.
(PLPT) - Dự án Luật Dữ liệu được đặt ra trong bối cảnh vi phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cần có các quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
(PLPT) - Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và có phát biểu quan trọng. Tạp Chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Liên quan đến dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng việc phân cấp, phân quyền mạnh là rất cần thiết, qua đó giúp cho việc đầu tư công “thuận buồm xuôi gió”.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, sau 13 năm áp dụng, các quy định về “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đã phát huy tác dụng hạn chế tình trạng đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng hay sàng lọc nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính.
(PLPT) - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu cho rằng điều kiện kéo dài tuổi phục vụ thêm 5 năm vẫn còn chung chung và chưa rõ ràng.
(PLPT) - Đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định, đầu tư công đã tạo ra sự đột phá cho phát triển. Tuy nhiên, đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa được quan tâm đúng mực.
(PLPT) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, tuần làm việc thứ 3 (từ ngày 4-9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp và giám sát.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, tạo cảm hứng, lấy học sinh làm trung tâm, thầy cô làm động lực; xây dựng cơ chế để đẩy mạnh hình thành xã hội học tập, học tập suốt đời...