Đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng
Khánh Huyền
Thứ sáu, 29/11/2024 - 12:28
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nhằm đảm bảo phù hợp với pháp luật chuyên ngành và tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. (Ảnh minh họa)
Dự thảo đề xuất vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm:
a) Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép;
b) Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành;
c) Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp;
d) Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ;
đ) Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng;
e) Vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng và hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
g) Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng;
h) Vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ;
i) Vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
k) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
l) Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi;
m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố; phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
n) Vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo;
o) Vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền;
p) Vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ;
q) Vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp bị phạt tới 500 triệu đồng
Điều 7 dự thảo Nghị định quy định, phạt tiền từ 400 đến 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 8 Điều 27, điểm d, đ khoản 5, khoản 8 Điều 28, khoản 6 Điều 31 Nghị định này.
Vi phạm quy định về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
Vi phạm quy định về gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Vi phạm quy định về mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu bị phạt tới 150 triệu đồng
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; tự nguyện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; thực hiện nội dung hoạt động, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng; chuyển đổi hình thức pháp lý của ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
(PLPT) - Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu cho ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 32%, mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%. Dự kiến, ngân sách sẽ hụt thu hơn 220 tỷ đồng.
(PLPT) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ tin cậy.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
(PLPT) - Tối ngày 15/03/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô , vở Nhạc kịch "Lửa từ Đất" đã có buổi công diễn đầu tiên đầy thành công, để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả. Không chỉ được công chúng đón nhận nồng nhiệt, vở diễn còn nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn, trở thành một cột mốc quan trọng trong nghệ thuật nhạc kịch Việt Nam.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó bãi bỏ 11 Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng.
(PLPT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 09/2025/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025" ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.