Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Quảng cáo lương y gia truyền 'dỏm' để lừa đảo: Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

Yến Nhi Thứ hai, 18/11/2024 - 10:25
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,... rất nhiều cá nhân, tổ chức đã quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư. Vậy, quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt thế nào?

Người dân cần thận trọng với các quảng cáo thuốc chữa bệnh trên mạng
Quảng cáo "lương y gia truyền" chữa khỏi tiểu đường, ung thư trên mạng để lừa đảo.

Giả danh lương y, quảng cáo 'thổi phồng' trên mạng xã hội

Vừa qua, theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, tình trạng quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư xuất hiện rầm rộ trên các kênh TikTok, YouTube.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của dược liệu y học cổ truyền. Các thành tựu của y học cổ truyền và cơ sở đông y uy tín đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạo danh, quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội.

Nhiều trường hợp thậm chí công khai cả số điện thoại, khiến nhiều người dân tin và mua sản phẩm về chữa bệnh.

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, người dân cần thận trọng trước các thông tin được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội, thực hiện kiểm tra tính xác thực của thông tin hoặc đối tượng thông qua những trang thông tin chính thống.

Đồng thời, không tham gia vào các hội nhóm cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến; Không thực hiện mua bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, hay giao dịch với các đối tượng không rõ danh tính.

Người dân chỉ nên sử dụng thuốc đông y có nguồn gốc, được kiểm định rõ ràng. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh, hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp không thể đến trực tiếp khám chữa bệnh, người dân chỉ nên sử dụng các nền tảng online chính thống, được cấp phép và có hệ thống kiểm tra danh tính bác sĩ rõ ràng.

Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Giả danh thầy tu quảng cáo, bán thuốc 'dỏm' chữa bệnh xương khớp

Vào hồi cuối tháng 9, Công an huyện Ba Vì - Hà Nội đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan đến việc giả danh thầy tu bán thuốc nam, quảng cáo về công dụng khi chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng.

Nhóm đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để lừa đảo những người có nhu cầu chữa bệnh xương khớp, quảng cáo các sản phẩm không có công dụng thực sự, từ đó thu lời bất chính.

Vật chứng thu giữ gồm 42 điện thoại di động, 15 máy tính cá nhân, 11 xe máy, 1 máy tạo viên thuốc, 16 gói thuốc lá cây, cùng nhiều tài liệu khác...

Cơ quan chức năng cũng thu giữ thêm 41 hộp thuốc chữa xương khớp và dạ dày từ 15 bị hại ở các quận, huyện của Hà Nội và các tỉnh miền Bắc...

Theo lời khai của các đối tượng, đầu năm 2023, Trần Huy Hoàng (sinh năm 2002, hộ khẩu thường trú tại thôn Quang Ngọc, xã Vạn Thắng, Ba Vì) quen biết với Dương Quốc Lập (sinh năm 1998, trú tại huyện Bình Lục, Hà Nam).

Hoàng và Lập nhận thấy nhu cầu mua thuốc nam của người dân tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm do sư thầy T.T.H. sản xuất. Do đó, Hoàng và Lập đã quyết định giả danh thầy tu trên để bán các sản phẩm tự chế, nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Để thực hiện kế hoạch, Hoàng thuê một căn nhà tại huyện Ba Vì làm văn phòng làm việc cho cả nhóm, gồm những người không có việc làm ổn định, được Hoàng lôi kéo tham gia. Các đối tượng sử dụng Facebook để quảng cáo, đồng thời giả danh thầy tu, giả mạo giọng nói của thầy T.T.H. qua điện thoại để lừa khách hàng.

Những loại thuốc mà nhóm đối tượng này bán được chế tạo từ lá và thân nhiều loại cây như cây sung nước, xấu hổ, lá lốt..., nhập với giá thấp nhưng bán ra từ 250.000-300.000 đồng/hộp.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, nhóm đã giao thành công hơn 1.400 đơn hàng, tổng trị giá khoảng 2,8 tỷ đồng. Nhóm có phân vai cho các đối tượng làm nhiệm vụ quảng cáo, giới thiệu và tư vấn trên mạng xã hội Facebook; thu mua nguyên liệu, giao hàng cho khách; hỗ trợ phân chia thông tin khách hàng, trực tiếp tham gia quảng cáo, bán sản phẩm; nhận sản phẩm, in đơn, đóng gói, gửi hàng qua đơn vị vận chuyển trung gian…

Qua vụ việc trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Ba Vì khuyến cáo người dân cần cẩn trọng hơn khi mua các sản phẩm liên quan đến sức khỏe qua mạng xã hội.

Khi có nhu cầu, người dân nên đến trực tiếp các cơ sở y tế và nhà thuốc được cấp phép, tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo.

'Sập bẫy' lừa đảo bán thuốc đặc trị trên không gian mạng

Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.

Mới đây, một nạn nhân đã phản ánh về việc mua phải thuốc điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y từ một đối tượng giả mạo bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện quân đội. Do tin tưởng, nạn nhân đã đặt mua và sử dụng, tuy nhiên sau khi sử dụng nạn nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường.

Để thực hiện chiêu trò lừa đảo trên, các đối tượng lừa đảo sẽ hoạt động theo hội nhóm, tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, đăng bài quảng cáo về các loại thuốc "thần dược" với giá cao, trong đó, nhiều trang không có địa chỉ liên hệ, chỉ có số điện thoại để tư vấn.

Bên cạnh những đối tượng tự xưng là "nhân viên tư vấn", sẽ có đối tượng khác có nhiệm vụ giả danh bác sĩ tại các bệnh viện Trung ương để chẩn đoán và cấp thuốc.

Những loại thuốc này có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng, với các công dụng khác nhau như: Thuốc phòng chống bệnh ung thư, thuốc giảm tác dụng hóa trị, xạ trị ung thư, thuốc cho người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng thực chất là các loại thuốc giá rẻ với thành phần không rõ nguồn gốc.

Tinh vi hơn, các nhóm đối tượng này còn thực hiện chiêu trò "giảm giá" cho người già, người nghèo, người bệnh nặng, nhằm đánh vào tâm lý thích khuyến mãi của một số bộ phận người tiêu dùng.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.

Người dân khi có bệnh, cần đến bệnh viện để trực tiếp thăm khám và mua thuốc dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ; tuyệt đối cảnh giác với quảng cáo thuốc hứa hẹn chữa trị nhanh chóng các bệnh nghiêm trọng hoặc cung cấp kết quả thần kỳ mà không có bằng chứng rõ ràng.

Người dân cần tìm hiểu về nhà sản xuất và thuốc qua các nguồn thông tin đáng tin cậy như trang web của cơ quan quản lý dược phẩm hoặc các tổ chức y tế.

Trong trường hợp gặp phải những đối tượng lừa đảo hình thức trên, người dân cần báo cáo các hành vi lừa đảo hoặc thuốc giả cho cơ quan chức năng hoặc các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời, chia sẻ thông tin về các sản phẩm nghi ngờ với cộng đồng để cảnh báo và giúp người khác tránh bị lừa đảo.

Quảng cáo sai sự thật được hiểu như thế nào?

Lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,... rất nhiều cá nhân, tổ chức đã quảng cáo sai lệch về sản phẩm, thậm chí là sai lệch hoàn toàn với thực tế. Nhiều trường hợp các đơn vị, các nhân được thuê dịch vụ quảng cáo nhưng lại không kiểm tra nội dung, thông tin quảng cáo có đúng sự thật hay không mà chỉ hướng đến lợi nhuận, làm sao để càng nhiều khách hàng mua càng tốt.

Theo Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012: "Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố."

Theo đó, hành vi quảng cáo sai sự thật gây hiểu lầm về giá cả, công dụng, hoặc nguồn gốc xuất xứ... của sản phẩm, nhất là có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng sự thật hoặc gây sự nhầm lẫn cho khách hàng về khả năng kinh doanh, cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ; gây nhầm lẫn về chất lượng, số lượng, công dụng, giá cả, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phương thức phục vụ và thời hạn bảo hành của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã được đăng ký hoặc công bố, trừ các trường hợp sau đây:

- Hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc bị gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc theo khoản 4 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 30 - 40 triệu đồng.

- Hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng bị gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc để chữa bệnh theo điểm b khoản 4 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

- Hành vi quảng cáo sai sự thật về công dụng, bản chất, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của thức ăn chăn nuôi/thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi/thủy sản theo khoản 1 Điều 60 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 10 - 15 triệu đồng.

- Hành vi quảng cáo giống cây trồng không đúng sự thật hoặc gây sự nhầm lẫn cho khác hàng về khả năng kinh doanh giống cây trồng của cá nhân, tổ chức kinh doanh, nội dung được ghi trên nhãn hoặc nhãn hiệu theo điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 05 - 10 triệu đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng cách xóa bỏ, tháo gỡ, thu hồi sản phẩm, hàng hóa quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội và phải buộc cải chính thông tin, xin lỗi đối với hành vi vi phạm của mình theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Lưu ý: Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì phải chịu mức phạt gấp hai lần số tiền phạt đối với cá nhân (căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

Người nào có hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Như vậy, nếu có hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội, đã bị xử lý vi phạm hành chính, bị phạt tiền mà vẫn tiếp tục tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Điều kiện để quảng cáo thuốc trên mạng xã hội là gì?

Căn cứ tại Khoản 5 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định: "Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc."

Ngoài ra, Điểm a Khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định về điều kiện quảng cáo như sau:

"4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;"

Theo đó, quảng cáo thuốc trên mạng xã hội hoặc trên các website bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Không được quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

- Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế;

- Phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi

Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đang nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý. Nhằm cung cấp thêm góc nhìn chuyên sâu về dự án Luật này, Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết của Chuyên gia pháp luật Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật với tiêu đề "Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi".

Triệt phá đường dây chế tạo, rao bán súng tự chế: Quy định của pháp luật về hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng

Triệt phá đường dây chế tạo, rao bán súng tự chế: Quy định của pháp luật về hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Lềnh Chi Và cùng các đồng phạm đã chế tạo, gia công các bộ phận, linh kiện của súng tự chế và lắp ráp thành khẩu súng hoàn chỉnh, sau đó rao bán trên mạng xã hội để kiếm lời.

'Cô tiên' Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp': Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

"Cô tiên" Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp': Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Dù thường xuyên chia sẻ khoảnh khắc đi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn và kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội, 'cô tiên từ thiện' đã bị thu hồi Giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' vì vi phạm pháp luật. Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

Bịa chuyện bị cướp điện thoại vì sợ gia đình trách mắng: Báo tin giả đến công an bị phạt thế nào?

Bịa chuyện bị cướp điện thoại vì sợ gia đình trách mắng: Báo tin giả đến công an bị phạt thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Bị ngã xe, sợ gia đình la mắng việc màn hình điện thoại bị vỡ, cô gái ở Đà Lạt đã mang điện thoại để bán, sau đó đến cơ quan công an trình báo tin giả. Vậy, báo tin giả đến công an bị phạt thế nào?

Xử lý các cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử trên địa bàn Hà Nội: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị xử lý ra sao?

Xử lý các cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử trên địa bàn Hà Nội: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội liên tiếp phát hiện các cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu. Pháp luật quy định như thế nào về kinh doanh hàng hóa nhập lậu?

Đọc nhiều