Tương lai cho thế hệ vươn mình
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Về phương pháp xác định phương thức thu quyết toán tiền khai thác khoáng sản nêu trong Báo cáo các vấn đề lớn xin ý kiến của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT), nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban KH,CN&MT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về các nội dung này để đảm bảo chặt chẽ, khoa học, thuyết minh thêm để tăng tính thuyết phục đối với các nội dung giải trình để tạo sự đồng thuận chương trình Quốc hội.
Đối với việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có quy định về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản với thủ tục nhanh, kịp thời trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện nội dung này, đảm bảo đồng bộ, thống nhất giữa Luật Quy hoạch với Luật Địa chất và khoáng sản và các luật khác có liên quan...
Thống nhất giao HĐND tỉnh quy định về hỗ trợ kinh phí để đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, liên quan đến quy định về hạch toán khoản chi hỗ trợ vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, theo nguyên tắc phải sửa đổi các quy định về thuế, nhất là trong bối cảnh Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đang trình Quốc hội.
“Về kinh phí hỗ trợ thì phải đưa vào hạch toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp để trừ đi, tính thuế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới sẵn sàng ủng hộ chính quyền địa phương trong việc đầu tư, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, vừa qua, Chính phủ đã trình dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Tuy nhiên, qua xem xét chưa thấy dự án Luật này quy định về kinh phí hỗ trợ thì phải đưa vào hạch toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp để trừ đi.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với phương án 2 như Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề xuất, đó là, bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật, việc này thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Còn băn khoăn về việc giao thẩm quyền HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thẳng thắn, “quy định này còn tùy nghi và không tạo được sự thống nhất với quy định pháp luật. Bởi lẽ tính chất mỗi mỏ khác nhau, đóng góp cũng phải khác nhau".
Hơn nữa, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã nộp thuế, tức là họ có trách nhiệm với Nhà nước, với nhân dân. Nếu cần bảo đảm cả nguồn nộp cho ngân sách và chi bù sửa chữa thì tính mức thuế cho phù hợp với từng loại khoáng sản. Nếu quy định như dự thảo Luật, doanh nghiệp lại thêm chi phí tuân thủ là không hợp lý.
Giải trình về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, “quy định HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tùy theo tình hình thực tế tại địa phương là mong muốn, đề xuất từ các địa phương. Thực tế, nơi có mỏ đi qua gần như đường xá, môi trường đều có rất nhiều vấn đề".
Tiếp thu ý kiến Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Phó Thủ tướng Chính phủ thừa nhận, quy định như dự thảo Luật còn mang tính chất địa phương này một chính sách, địa phương khác một chính sách, sau này sẽ rất khó khi thuyết phục, vận động.
Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, khi thiết kế mỏ, địa phương và các chủ thể doanh nghiệp cần phải đưa vào các phương án về hạ tầng kỹ thuật (ngoài phương án khai thác), nhất là các vấn đề môi trường di dân, tái định cư… "Có lẽ phải tính toán đưa ngay từ đầu để doanh nghiệp đưa vào chi phí sản xuất, hoạch toán và ưu tiên".
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, đối với quy định về hạch toán khoản chi hỗ trợ vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp không thiết kế 2 phương án, vì 2 phương án này bản chất giống nhau, chuyển trách nhiệm hỗ trợ với mức tự nguyện thành hỗ trợ với mức bắt buộc.
Thống nhất hoàn thiện chỉnh lý dự thảo luật theo hướng bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, việc này thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, do chuyển sang khoản thu bắt buộc trên toàn quốc như một khoản phí, thuế, lệ phí nên có những bất cập và không thuận tiện. Bên cạnh đó, nếu giao cho HĐND tỉnh quyết định mức thu cũng có bất tiện, chưa chính xác.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để có hướng dẫn cụ thể. Thống nhất chủ trương là phải có một khoản thu, nhưng giao Chính phủ hướng dẫn để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.
Trước đó, trong Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày và nêu rõ, về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất khoáng sản được khai thác, một số ý kiến nhất trí với phương án bổ sung điểm đ, khoản 1: “Căn cứ tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, HĐND cấp tỉnh quyết định việc ban hành quy định về trách nhiệm hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn; việc hạch toán chi phí đối với phần kinh phí đóng góp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Phương án này thể hiện rõ thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh, ràng buộc tính pháp lý đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn theo định mức do HĐND tỉnh quyết định.
Thường trực Ủy ban đề xuất giữ nguyên quy định HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tùy theo tình hình thực tế tại địa phương. Do đây là khoản đóng góp mang tính chất hỗ trợ nên cần có tính linh hoạt, phạm vi, quy mô, tính chất, mức độ tác động phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động khoáng sản ở từng địa phương.
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.
(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.