Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
Tuấn Anh
Thứ năm, 07/11/2024 - 15:40
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng các dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội để quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, mặt hàng, thổi phồng công dụng để tăng doanh số. Hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
Lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,... rất nhiều cá nhân, tổ chức đã quảng cáo sai lệch về sản phẩm, thậm chí là sai lệch hoàn toàn với thực tế. Nhiều trường hợp các đơn vị, các nhân được thuê dịch vụ quảng cáo nhưng lại không kiểm tra nội dung, thông tin quảng cáo có đúng sự thật hay không mà chỉ hướng đến lợi nhuận, làm sao để càng nhiều khách hàng mua càng tốt.
Theo Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, quảng cáo sai sự thật được hiểu là việc quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về khả năng kinh doanh và khả năng cung cấp các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng này, gây nhầm lẫn về số lượng, chất lượng, giá cả, công dụng, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, bao bì, kiểu dáng, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của các hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ đã được đăng ký hoặc công bố.
Hành vi quảng cáo sai sự thật gây hiểu lầm về giá cả, công dụng, hoặc nguồn gốc xuất xứ... của sản phẩm, nhất là có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội
Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng sự thật hoặc gây sự nhầm lẫn cho khách hàng về khả năng kinh doanh, cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ; gây nhầm lẫn về chất lượng, số lượng, công dụng, giá cả, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phương thức phục vụ và thời hạn bảo hành của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã được đăng ký hoặc công bố, trừ các trường hợp sau đây:
- Hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc bị gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc theo khoản 4 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 30 - 40 triệu đồng.
- Hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng bị gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc để chữa bệnh theo điểm b khoản 4 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 20 - 30 triệu đồng.
- Hành vi quảng cáo sai sự thật về công dụng, bản chất, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của thức ăn chăn nuôi/thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi/thủy sản theo khoản 1 Điều 60 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 10 - 15 triệu đồng.
- Hành vi quảng cáo giống cây trồng không đúng sự thật hoặc gây sự nhầm lẫn cho khác hàng về khả năng kinh doanh giống cây trồng của cá nhân, tổ chức kinh doanh, nội dung được ghi trên nhãn hoặc nhãn hiệu theo điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 05 - 10 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng cách xóa bỏ, tháo gỡ, thu hồi sản phẩm, hàng hóa quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội và phải buộc cải chính thông tin, xin lỗi đối với hành vi vi phạm của mình theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
* Lưu ý: Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì phải chịu mức phạt gấp hai lần số tiền phạt đối với cá nhân (căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội
Hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, theo đó:
Người nào có hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Như vậy, nếu có hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội, đã bị xử lý vi phạm hành chính, bị phạt tiền mà vẫn tiếp tục tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi trò chơi điện tử với nhau.
(PLPT) - Báo cáo quan trắc môi trường là gì? Chủ thể nào phải nộp báo cáo quan trắc môi trường? Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường được thực hiện như thế nào?
(PLPT) - Hiện nay, ngoài lực lượng cảnh sát giao thông, công an xã, phường cũng tham gia vào việc xử lý các trường hợp vi phạm giao thông tại địa phương. Vậy, công an xã có quyền dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không? Công an xã được bắt xe trên những đoạn đường nào?
(PLPT) - Người dân tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn hàng ngày đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn từ hệ thống loa, đài của những hộ kinh doanh karaoke, hoặc những cửa hàng mở loa rất lớn để thu hút sự chú ý của người đi đường. Vậy hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đặt câu hỏi khi xin cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần những thủ tục gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.
(PLPT) - Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi chậm nộp, không nộp tờ khai thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2-25 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm.
(PLPT) - Điều 9, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
(PLPT) - Theo Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi vi phạm chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã có thể bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc-ta trở lên.