Ba trường hợp thông tin sai sự thật về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An vừa xử lý 3 trường hợp
đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cụ thể, ông P.V.N. (40 tuổi,
trú tại xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã đăng tải bài viết trên trang facebook cá nhân với nội dung bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm, phủ nhận
những đóng góp to lớn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; công kích, hạ uy tín
lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Công an huyện Thanh
Chương đã xử phạt ông P.V.N. số tiền 5 triệu đồng.
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định các mức xử phạt tương ứng đối với từng nhóm hành vi vi phạm thông tin trên mạng.
Trường hợp thứ 2, ông V.Đ.T. (36 tuổi, trú tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị Công an huyện Quỳnh Lưu xử phạt 7,5
triệu đồng. Lợi dụng sự việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, ông T. đã
đăng tải bài viết sai sự thật, xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm uy tín của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Bà B.T.T. (43 tuổi, trú tại xã Mã Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) đăng tải lên facebook cá nhân hình ảnh cắt ghép được cho là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nội dung: "Hình ảnh trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Quân y 108…".
Làm việc với cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh Nghệ An và Công an huyện Yên Thành, bà T. thừa nhận đã tải hình ảnh không được kiểm chứng trên mạng rồi đăng tải nhằm tăng tương tác cho tài khoản cá nhân. Công an huyện Yên Thành đang củng cố hồ sơ để xử lý hành vi của bà T.
Sau khi làm việc với cơ quan công an, 3 trường hợp kể trên đã gỡ bỏ bài viết, cam kết không đăng tải, chia sẻ các hình ảnh, bài viết thông tin thất thiệt, gây ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự, dư luận xấu trong nhân dân.
Thông tin sai sự thật trên mạng bị xử lý như thế nào?
Luật sư Đinh Sỹ Đức - Công ty Luật TNHH LDT - cho biết: “Ngày 03/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022) quy định rất rõ các chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này.
Theo quy định tại Điều 101 của Nghị định 15, hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị áp dụng mức xử phạt từ 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người bị xử phạt còn bị buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức”.
Cũng theo luật sư Đinh Sỹ Đức, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, các tổ chức, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Các trường hợp bị xử phạt hành chính:
- Hành vi đưa thông tin
sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân
phẩm của cá nhân của các trang tin thông tin điện tử sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu
đến 30 triệu đồng (điểm a, khoản 3, Điều 99).
- Hành vi chủ động lưu trữ,
truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc
phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; chủ động lưu trữ,
truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ phạt tiền từ 50
triệu đến 70 triệu đồng (điểm a, khoản 3, Điều 100).
- Hành vi cung cấp, chia
sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy
tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân (điểm a, khoản 1, Điều
101); cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân (điểm
d, khoản 1, Điều 101) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
- Hành vi giả mạo tổ chức,
cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (điểm n, khoản 3, Điều 102) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Các trường hợp bị xử lý hình sự
- Hành vi làm, tàng trữ,
phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt,
gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử lý về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam" theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2017. Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Hành vi sử dụng mạng
máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử bịa đặt hoặc loan truyền những
điều biết rõ là sai sự thật, nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội "Vu khống" theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội có thể đến 07 năm tù và có thể
bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.
Ngoài ra, người phạm tội
sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình
phạt bổ sung là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu có
hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định
của pháp luật để thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc
gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu,
làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (khoản 1 Điều 288 Bộ luật
Hình sự năm 2015).
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.