(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 26/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với 450/453 đại biểu tán thành. Luật gồm 8 chương, 76 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Luật Công chứng quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Những điểm đáng chú ý của Luật Công chứng (sửa đổi)
Về giao dịch phải công chứng
Giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được luật quy định hoặc luật giao Chính phủ quy định phải công chứng. Bộ Tư pháp có trách nhiệm rà soát, cập nhật, đăng tải các giao dịch phải công chứng, chứng thực trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: Quốc hội)
Về văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh; tại các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Chính phủ quy định danh mục các đơn vị hành chính cấp huyện được thành lập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân và việc chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng tại các đơn vị hành chính cấp huyện này.
Trong đó, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh phải có từ 2 thành viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh phải là công chứng viên và có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề của Văn phòng công chứng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Trưởng Văn phòng công chứng và phải là công chứng viên đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.
Về tổ chức hành nghề công chứng
Tổ chức hành nghề công chứng sẽ bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong đó, Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng, trình Chính phủ ban hành chiến lược phát triển về lĩnh vực công chứng; hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quản lý, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Đề án quản lý, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng; xem xét, quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực giao dịch từ Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng tại những địa bàn cấp huyện đã phát triển được tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức theo quy định của Chính phủ.
Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Luật quy định đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy tắc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.
Vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi của công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức hành nghề công chứng kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã giải thể, chấm dứt hoạt động thì công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải tự mình bồi thường thiệt hại, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên hoặc nhân viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải hoàn trả cho tổ chức hành nghề công chứng khoản tiền mà tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên hoặc nhân viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hiệu lực thi hành Luật Công chứng (sửa đổi)
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. Luật Công chứng số 53/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 và 14 Điều 76 của Luật này.
Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (dự thảo Luật) được xây dựng theo hướng hoàn thiện cơ chế rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin...
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GDĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lĩnh vực giáo dục và đào tạo của phòng chuyên môn thuộc UBND xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
(PLPT) - Sáng 25/6, tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Đảng bộ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã chính thức khai mạc Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, với tinh thần "Đoàn kết - Đổi mới - Trí tuệ - Dân chủ - Kỷ cương".
Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số luật như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Cán bộ, công chức...
Sáng nay, 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tham dự cuộc làm việc và trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.