Tầm nhìn - Chính sách

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tuấn Anh Thứ tư, 27/11/2024 - 15:54
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với 455/456 đại biểu tán thành.

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn được Quốc hội thông qua gồm 5 Chương và 59 Điều, quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn; quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Những nội dung quan trọng của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn

Luật quy định các quy hoạch đô thị và nông thôn phải được lập, thẩm định, phê duyệt bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa các loại và cấp độ quy hoạch theo các nguyên tắc sau:

+ Các quy hoạch chung có thể được lập đồng thời với nhau;

+ Trường hợp quy hoạch chung khác cấp thẩm quyền phê duyệt thì quy hoạch chung có cấp thẩm quyền phê duyệt cao hơn phải được phê duyệt trước;

+ Trường hợp quy hoạch chung có cùng cấp thẩm quyền phê duyệt thì quy hoạch chung được lập, thẩm định xong trước được phê duyệt trước;

+ Quy hoạch phân khu cụ thể hóa quy hoạch chung về: Mục tiêu phát triển; chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; định hướng phát triển, tổ chức không gian và phân khu chức năng; định hướng phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và không gian ngầm (nếu có).

+ Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch.

Quy hoạch chi tiết cụ thể hóa quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đối với trường hợp không quy định lập quy hoạch phân khu về: Mục tiêu, yêu cầu đầu tư phát triển; phương án và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan; chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch; giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội. Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch.

Quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với một thành phố trực thuộc trung ương phải đồng bộ với nhau; cụ thể hóa mục tiêu phát triển, định hướng quy hoạch không gian ngầm và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung; thống nhất và đồng bộ với định hướng phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan tại quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương. Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch.

Đô thị được phân thành 6 loại

Theo quy định của Luật này, đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.

Việc xác định tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính đô thị và đơn vị hành chính nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về phân loại đô thị bảo đảm các xu hướng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn

Về kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật quy định Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm: Kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước; Kinh phí của tổ chức được lựa chọn làm chủ đầu tư; Nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn được sử dụng đối với các công việc sau đây:

- Khảo sát địa hình phục vụ lập quy hoạch đô thị và nông thôn;

- Lập và điều chỉnh, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn;

- Quản lý nghiệp vụ công tác lập quy hoạch đô thị và nông thôn;

- Công bố, công khai quy hoạch đô thị và nông thôn;

- Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn;

- Lập báo cáo rà soát quy hoạch;

- Tổ chức đấu thầu;

- Tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch;

- Lấy ý kiến về quy hoạch;

- Xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn;

- Công việc khác liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.

Việc quản lý kinh phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quy hoạch và pháp luật có liên quan. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành định mức, phương pháp lập và quản lý chi phí cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.

Công bố công khai quy hoạch đô thị và nông thôn

Về công bố quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật quy định rõ, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch đô thị và nông thôn được phê duyệt, nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai; đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Nội dung, tài liệu công bố quy hoạch bao gồm: Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (nếu có); Quyết định phê duyệt quy hoạch; Các bản vẽ quy hoạch; Thuyết minh quy hoạch; Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị và nông thôn.

Đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật quy định, cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm dữ liệu điện tử của hồ sơ quy hoạch sau khi phê duyệt, cơ sở dữ liệu địa lý về quy hoạch đô thị và nông thôn gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia đã được chuẩn hóa.

Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu được xây dựng, quản lý và chia sẻ thống nhất trên cả nước, phục vụ cho hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn.

Cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn phải được triển khai xây dựng trong quá trình lập, tổ chức thực hiện quy hoạch và phải được cập nhật thường xuyên; bảo đảm kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; bảo đảm phục vụ công tác quản lý; đáp ứng yêu cầu về công khai, minh bạch, quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan, tổ chức và người dân.

Chính phủ quy định việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch đô thị và nông thôn.

Những điểm mới đáng chú ý của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Luật quy định và làm rõ hơn thẩm quyền của UBND cấp tỉnh đối với quy hoạch chung thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, loại trừ nội dung về thẩm quyền của UBND cấp huyện đối với trường hợp quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan, tổ chức được giao quản lý khu chức năng.

Luật cũng bổ sung nội dung về thẩm quyền phê duyệt của cơ quan, tổ chức trực thuộc UBND cấp tỉnh được giao quản lý khu chức năng đối với nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu chức năng để phù hợp với thực tiễn.

Về bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa dự thảo Luật với pháp luật có liên quan, theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật đã được rà soát với các luật có liên quan để đưa ra phương án thay thế cụm từ thích hợp, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Theo đó, tại Điều 57 của dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Kiến trúc, Luật Thủ đô, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Phí, lệ phí, Luật Viễn thông, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đường sắt, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Quảng cáo, Luật Đê điều.

Đồng thời, nội dung sửa đổi, bổ sung tên ngành, nghề kinh doanh có điều kiện “Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng” thành “Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông thôn” tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 được chuyển sang ghi nhận tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu đang trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 để thống nhất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư tại một văn bản, thuận lợi cho công tác hợp nhất và tra cứu, áp dụng pháp luật.

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Đối với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị riêng đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn hiệu lực của quy hoạch theo quy định của Luật này.

Cùng chuyên mục

Nạn nhân mua bán người được trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để có việc làm

Nạn nhân mua bán người được trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để có việc làm

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với 454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất từ 01/4/2025

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất từ 01/4/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

(PLPT) - Quốc hội đã biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số Đại biểu Quốc hội.

Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

(PLPT) - Tại Kỳ họp thứ 8, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Luật thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là dấu ấn thể hiện sự đóng góp quan trọng về công tác cải cách tư pháp.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

(PLPT) - Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; sửa đổi 4 Thông tư về phòng cháy, chữa cháy; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Chính thức thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Chính thức thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Luật này.

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 26/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với 450/453 đại biểu tán thành. Luật gồm 8 chương, 76 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

 Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
Tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.

Tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, cần tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Luật này để bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng và thuận lợi trong thực hiện.

Đọc nhiều