Chính sách mới

Quy định mới về việc nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

Khánh Huyền Thứ ba, 18/02/2025 - 11:33

(PLPT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị, các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm có: Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1; Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2; Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Quy định mới về việc nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Toà án nhân dân. (Ảnh minh họa)

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 67/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị, các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm có: Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1; Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2; Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2

Khoản 1, Điều 5, Nghị quyết số 67/2025/UBTVQH15 quy định: Người được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án quân sự khu vực được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị quyết này.

Khoản 2, Điều 5 quy định: Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 nếu trong 05 năm công tác liền kề trước năm xét nâng bậc bảo đảm chất lượng xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Khoản 3, Điều 5 quy định: Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà số lượng người đủ điều dân được giao thì việc xét nâng bậc thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực;

b) Người có thành tích khen thưởng cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ bậc 1;

c) Người có thành tích thi đua cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ bậc 1;

d) Thẩm phán Tòa án nhân dân là nữ;

đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân là người dân tộc thiểu số;

e) Thẩm phán Tòa án nhân dân nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);

g) Thẩm phán Tòa án nhân dân có thời gian công tác nhiều hơn.

Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng bậc thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3

Khoản 1, Điều 6 quy định: Người được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương quy định tại khoản 4 Điều 4, Vụ trưởng và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị quyết này được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

Khoản 2, Điều 6 quy định: Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 nếu trong 05 năm công tác liền kề trước năm xét nâng bậc, bảo đảm chất lượng xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Khoản 3, Điều 6 quy định: Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà số lượng người có đủ điều kiện xét nâng bậc nhiều hơn số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao thì việc xét nâng bậc thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

b) Người có thành tích khen thưởng cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ bậc 2;

c) Người có thành tích thi đua cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ bậc 2;

d) Thẩm phán Tòa án nhân dân là nữ;

đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân là người dân tộc thiểu số;

e) Thẩm phán Tòa án nhân dân nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);

g) Thẩm phán Tòa án nhân dân có thời gian công tác nhiều hơn.

Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng bậc thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Nguyên tắc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân và thẩm quyền quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

Điều 7 quy định nguyên tắc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được thực hiện thông qua việc xét nâng bậc; bảo đảm điều kiện của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân; căn cứ vào vị trí việc làm, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án được giao và các quy định khác tại Nghị quyết này;

Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật;

Chỉ thực hiện xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân lên bậc cao hơn liền kề với bậc đang giữ;

Không thực hiện xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân đối với trường hợp đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thẩm quyền quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

Căn cứ số lượng của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao; điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân và các quy định khác của Nghị quyết này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo phân cấp quản lý đề nghị xét nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân.

Cùng chuyên mục

Cách tính mức hưởng lương hưu mới nhất từ 1/7/2025

Cách tính mức hưởng lương hưu mới nhất từ 1/7/2025

Chính sách mới -  1 ngày trước

(PLPT) - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách bảo hiểm xã hội, đặc biệt là cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng.

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

Chính sách mới -  3 ngày trước

(PLPT) - Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Chính sách mới -  4 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quy định mới nhất về chế độ với cán bộ khi sắp xếp bộ máy

Quy định mới nhất về chế độ với cán bộ khi sắp xếp bộ máy

Chính sách mới -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Quy định mới về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Quy định mới về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Chính sách mới -  2 tuần trước

(PLPT) - Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BCA quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân.

Chi tiết danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Chi tiết danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Chính sách mới -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông từ 22/4/2025

Quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông từ 22/4/2025

Chính sách mới -  2 tuần trước

(PLPT) - Thời gian thực dạy của giáo viên THCS, THPT là 35 tuần thay vì 37 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục như quy định cũ.

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước từ 15/3/2025

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước từ 15/3/2025

Chính sách mới -  2 tuần trước

(PLPT) - Từ ngày 15/3, Chính phủ Việt Nam quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 12 nước. Chính sách này sẽ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm tới.