Tạp chí Pháp luật và Phát triển - Diễn đàn uy tín của giới Luật học Việt Nam
Phương Thúy
Thứ ba, 10/09/2024 - 03:05
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Theo GS.TS Lê Minh Tâm, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã trở thành một diễn đàn uy tín của giới Luật học, thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo giới luật gia trong nước và quốc tế.
Nhìn lại quá trình hình thành và những bước tiến của Tạp
chí Pháp luật và Phát triển, GS.TS Lê Minh Tâm - nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật
gia Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội - cho biết, Pháp
luật và Phát triển là một trong 6 Tạp chí có uy tín cao nhất ở Việt Nam hiện
nay, được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đưa vào danh sách những tạp chí được đánh
giá điểm cao nhất, từ 0 đến 1 điểm.
Theo GS.TS Lê Minh Tâm, Tạp chí Pháp luật và Phát triển
đã có quá trình phát triển tương đối nhanh, chất lượng ngày càng được nâng cao,
trở thành một diễn đàn uy tín của giới Luật học, thu hút sự quan tâm và tham
gia của đông đảo giới Luật gia trong nước và quốc tế.
“Một nét độc đáo của Tạp chí Pháp luật và Phát triển
là đặc biệt chú trọng gắn kết những vấn đề pháp luật với những vấn đề kinh tế,
xã hội, từ đó tạo ra một diễn đàn rất rộng rãi để trao đổi học thuật, phổ biến
phương pháp và kinh nghiệm thực tiễn của giới Luật học và của các nhà kinh tế,
các doanh nghiệp, các doanh nhân và nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Tạp chí cũng
chú trọng gắn lý luận với thực tiễn, chú trọng đến việc mở rộng các đối tượng
tham gia vào diễn đàn, bao gồm những người nghiên cứu lý luận với những người
hoạt động thực tiễn. Nhiều doanh nghiệp cũng tích cực tham gia vào quá trình
này” - nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh.
GS.TS Lê Minh Tâm nhìn nhận, một trong những nét phản
ánh thành công của Tạp chí Pháp luật và Phát triển đó là luôn mở rộng giao lưu,
hợp tác quốc tế, chú trọng tới thực tiễn của Việt Nam nhưng vẫn chú trọng chọn
lựa những kinh nghiệm, những kết quả trong xây dựng, nghiên cứu, thực tiễn, vận
dụng pháp luật của các nước để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước
và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.
“Tạp chí đã có những đóng góp rất quan trọng vào việc
xây dựng, định hướng nghiên cứu khoa học và xây dựng, định hướng, vận dụng,
phát triển những kết quả nghiên cứu khoa học vào trong thực tiễn đời sống” -
GS.TS Lê Minh Tâm đánh giá.
Bước ngoặt thể hiện sự ghi nhận của các cơ quan quản lý
TS. Trần Công Phàn - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt
Nam - khẳng định, các cơ quan báo chí của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam,
trong đó có Tạp chí Pháp luật và Phát triển, trong những năm qua đã hoàn thành
tốt các nhiệm vụ được giao, luôn bám sát chỉ đạo của Đảng Đoàn, Trung ương Hội
Luật gia Việt Nam. Các đơn vị đã có đóng góp lớn trong việc tuyên truyền, phổ
biến đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Các
bài viết được đăng tải trên Tạp chí Pháp luật và Phát triển thể hiện quá trình
nghiên cứu, phổ biến các chính sách mới, các trao đổi, phản biện các chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam bày tỏ niềm tự hào
khi Tạp chí Pháp luật và Phát triển là một trong 5 tờ Tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đánh giá ở thang điểm cao nhất.
“Điều này thể hiện sự ghi nhận những đóng góp của Tạp
chí Pháp luật và Phát triển. Những bài viết đăng trên Tạp chí Pháp luật và Phát
triển có hàm lượng khoa học rất cao, vừa cập nhật tình hình thực tiễn, vừa có
những phân tích định hướng mới, góp phần vào việc vừa tuyên truyền, vừa phổ biến,
cũng như định hướng phát triển kinh tế. Trong công tác tuyên truyền, Tạp chí
Pháp luật và Phát triển tập trung vào công tác phổ biến các chính sách mới, bên
cạnh đó cũng có các tọa đàm, hội thảo để nâng cao công tác tuyên truyền, đóng
góp vào công tác xây dựng và phát triển đất nước” - TS. Trần Công Phàn chia sẻ.
Cũng theo Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, việc Tạp
chí Pháp luật và Phát triển được cấp phép phiên bản điện tử song song với Tạp
chí in thể hiện sự ghi nhận của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Cục Báo chí đối với Tạp chí Pháp luật và Phát triển. Việc mở ra phiên bản
điện tử sẽ giúp Tạp chí Pháp luật và Phát triển tương tác tốt hơn với độc giả,
có tác dụng tích cực hơn trong việc phổ biến chính sách, đường lối của Đảng và
Nhà nước.
“Tôi mong rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, với
việc mở ra phiên bản điện tử, Tạp chí Pháp luật và Phát triển sẽ tiếp tục có
thêm cải tiến về hình thức, để có thêm sự đa dạng, phong phú; đồng thời, chất
lượng tiếp tục được nâng cao hơn nữa, nhất là về hàm lượng khoa học. Từ đó, góp
phần chỉ ra điểm mới, điểm nghẽn, điểm khó, nhất là các vướng mắc trong thực tiễn,
nhằm đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách pháp luật
phù hợp, để các chính sách pháp luật được ban hành đi vào cuộc sống, phục vụ tốt
hơn. Đây là công tác thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả cho Tạp chí Pháp luật và
Phát triển” - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam kỳ vọng.
Uy tín của Tạp chí Pháp luật và Phát triển ngày càng được củng cố
Đánh giá về việc Tạp chí Pháp luật và Phát triển ra đời
phiên bản điện tử, TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học
pháp lý (Bộ Tư pháp) - cho rằng, việc được cấp phép phiên bản điện tử sẽ tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho Tạp chí trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ
biến pháp luật.
Theo TS Nguyễn Văn Cương, đất nước ta đang thực hiện
chuyển đổi số rất mạnh mẽ. Khoảng 70 triệu người dân Việt Nam đang hàng ngày
tương tác trên các nền tảng số, không gian mạng, trong đó có giới pháp luật -
những người tham mưu xây dựng chính sách pháp luật, những người hành nghề luật,
những người tham gia quá trình thực hiện pháp luật.
“Việc Tạp chí Pháp luật và Phát triển ra mắt phiên bản
điện tử sẽ giúp lan tỏa, cung cấp những thông tin nhanh, kịp thời và những
thông tin khoa học có chất lượng cao tới giới nghiên cứu, hoạch định chính
sách, những người hành nghề luật, những người tham gia quá trình xây dựng, thực
hiện pháp luật. Đây là điều tôi cho là hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay và
vô cùng cần thiết” - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý nhìn nhận.
Đồng hành cùng Tạp chí Pháp luật và Phát triển trong một
thời gian rất dài, TS. Nguyễn Văn Cương đã chứng kiến quá trình phát triển của Tạp
chí, chứng kiến uy tín của Tạp chí ngày càng được củng cố.
“Tôi rất mừng khi Tạp chí in đã có chỗ đứng rất vững
chắc trong lòng bạn đọc, nhất là những người có nhu cầu tìm hiểu của thông tin
khoa học, pháp luật, thông tin có chất lượng cao. Đến nay, phiên bản điện tử ra
đời sẽ giúp nhiều người có thể tiếp cận với Tạp chí nhanh hơn nữa.
Tôi mong muốn các bài Tạp chí sẽ tiếp tục duy trì, giữ
được chất lượng mà những gì Tạp chí in trước đây đã khẳng định và càng ngày
càng cải thiện chất lượng. Đồng thời, với điều kiện phát triển Tạp chí điện tử,
những người làm công tác nghiên cứu, những người làm công tác tham mưu, xây dựng
chính sách, những người hành nghề luật sẽ có dư địa rộng rãi hơn để phát hiện vấn
đề, trình bày những bài nghiên cứu của mình” - TS. Nguyễn Văn Cương chia sẻ.
Cam kết sẽ có những bước đột phá hơn về mặt chất lượng
GS.TS Lê Hồng Hạnh - Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật
và Phát triển - cho biết, Tạp chí được cấp phép hoạt động điện tử vào tháng
3/2024 và chỉ trong vòng 4 tháng, cán bộ, phóng viên, đội ngũ kỹ thuật viên của
Tạp chí đã không ngừng hoàn thiện, cải tiến chất lượng của trang thông tin điện
tử tổng hợp, chuyển từ đó thành Tạp chí điện tử, ứng dụng những thành tựu công
nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu ở thời điểm này.
Với việc ứng dụng công nghệ như vậy, lãnh đạo Tạp chí
Pháp luật và Phát triển mong muốn được lan tỏa nhanh hơn, sâu hơn, có sức hấp dẫn
hơn những kiến thức khoa học pháp lý, những kết quả nghiên cứu khoa học, những
kết quả phát triển kinh tế xã hội dựa trên những nền tảng của pháp luật, dựa
trên tinh thần thượng tôn pháp luật đến toàn thể các tầng lớp trong xã hội, đặc
biệt đến với các cơ sở đào tạo luật, các doanh nghiệp và những người làm công
tác bảo vệ pháp luật.
“Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng rằng, với phiên bản điện
tử, Tạp chí Pháp luật và Phát triển sẽ kế tục được những chất lượng tốt vốn đã
được đánh giá cao bởi cộng đồng luật, bởi Hội đồng Giáo sư Nhà nước, bởi Quỹ
Khoa học và Phát triển Công nghệ Việt Nam, và sẽ có những bước đột phá hơn nữa
về mặt chất lượng.
Với sự hỗ trợ, sự yêu mến, sự giúp đỡ của cộng đồng
báo chí, của các cơ quan Nhà nước, của các doanh nghiệp, Tạp chí Pháp luật và
Phát triển sẽ mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội, đặc biệt cho sự phát
triển bền vững của đất nước dựa trên nền tảng thượng tôn pháp luật!” - GS.TS Lê
Hồng Hạnh chia sẻ.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.