Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Công điện nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026, đến nay, 100% các bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện và 08 Bộ, ngành, 52 địa phương đã hoàn thành việc tổng hợp, thống kê danh mục thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính nội bộ. Tuy nhiên, còn 08 Bộ, cơ quan ngang bộ và 11 địa phương chưa hoàn thành tổng hợp, thống kê, công bố, công khai thủ tục hành chính trước ngày 30 tháng 4 năm 2025 theo đúng yêu cầu của Chính phủ.
Để thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng tiến độ, đạt mục tiêu Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, thời gian giải quyết, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng 08 Bộ, cơ quan ngang bộ: Công an, Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Dân tộc và Tôn giáo, Thanh tra Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 tỉnh, thành phố: Nghệ An, Kiên Giang, Thành phố Hà Nội, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Trị, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Nam rút kinh nghiệm về việc chậm triển khai thực hiện tổng hợp, thống kê danh mục thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và công bố, công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ; khẩn trương hoàn thành chậm nhất trước ngày 08 tháng 5 năm 2025, gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ, bảo đảm bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết của các thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, hoàn thành việc thực thi 100% phương án về phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, 100% thủ tục hành chính nội bộ được cắt giảm, đơn giản hóa phù hợp với quy định mới của pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền và việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Hoàn thành theo đúng tiến độ được giao tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ.
Đồng thời, các bộ ngành, địa phương rà soát, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trong tháng 6 năm 2025, bảo đảm thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, giảm tối đa giấy tờ; tổ chức triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, bảo đảm hoàn thành trong năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên; kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 - một ngày quan trọng của đất nước - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.