Bộ Công an đề xuất hàng loạt quy định mới về xóa đăng ký thường trú
Thứ sáu, 09/08/2024 - 15:59
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nội dung mới về thủ tục xóa đăng ký thường trú, tạm trú.
Bộ Công an đề xuất hàng loạt quy định mới về xóa đăng ký thường trú. Ảnh: P.V
Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú, Điều 9 dự thảo Nghị định nêu rõ, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký thường trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp hộ gia đình chỉ có 1 người hoặc người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình không thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, lập biên bản về việc công dân, đại diện hộ gia đình không thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân. Sau khi thực hiện, cơ quan đăng ký cư trú thông báo cho người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình về việc xóa đăng ký thường trú.
Cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký thường trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý.
Trong thời hạn 1 ngày kể từ ngày hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận thông tin, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú còn quy định về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú. Theo điều 10 dự thảo, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú thì người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký tạm trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký tạm trú.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký tạm trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp hộ gia đình chỉ có 1 người hoặc người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình không thực hiện thủ tục xóa đăng ký tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, lập biên bản về việc công dân, đại diện hộ gia đình không thực hiện thủ tục xóa đăng ký tạm trú và thực hiện xóa đăng ký tạm trú đối với công dân.
Cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký tạm trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý…
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.