Thang chữa cháy 15 tầng mà đầu tư lên 20-25 tầng thì… không có cách nào chữa cháy
Yến Nhi
Thứ năm, 15/08/2024 - 08:39
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ rất quan trọng, tác động tới đời sống kinh tế - xã hội, tính mạng, tài sản của người dân, doanh nghiệp.
Đề nghị bổ sung quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở cao tầng
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, đây là dự án Luật rất quan trọng, tác động tới đời sống kinh tế - xã hội, tính mạng, tài sản của người dân, doanh nghiệp... Do đó, cần phải được tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, rà soát một cách chặt chẽ, khẩn trương để khắc phục cho được những bất cập, hạn chế, nhất là trong bối cảnh vừa qua các vụ cháy lớn xảy ra đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với cơ quan soạn thảo bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; chủ phương tiện giao thông; người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ phương tiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng công trình, sản xuất, đóng mới, hoán cải phương tiện giao thông; chủ hộ gia đình, cá nhân và các trường hợp cho thuê, mượn, ở nhờ nhà ở.
Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý cơ bản đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo. Về phạm vi điều chỉnh của Luật, có ý kiến đề nghị chỉnh lý phạm vi điều chỉnh bảo đảm bao quát, tương thích với các nội dung của dự thảo Luật; rà soát nội dung dự thảo Luật để tránh chồng chéo với các quy định của pháp luật hiện hành; đề nghị bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bổ sung nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với cơ quan soạn thảo rà soát kỹ nội dung dự thảo Luật với các quy định của pháp luật hiện hành cũng như các luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7; nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh các nội dung liên quan tại dự thảo Luật bảo đảm bao quát, tương thích giữa quy định tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh với các nội dung quy định của dự thảo Luật.
Đồng thời, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng bổ sung các quy định cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cộng đồng thông qua các nội dung quy định về chính sách của Nhà nước (Điều 4); quy định trách nhiệm tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Điều 8) và quy định trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước đối với Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp (Điều 56), cũng như đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các điều luật cụ thể có liên quan tại dự thảo Luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, nên có quy định chi tiết về phương thức và phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà cao tầng, bởi đây là khu vực tập trung rất đông người, địa hình cao nên các phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn phải triển khai sẽ phức tạp, khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, các ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao dự thảo Luật đã bao quát các quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện cho sinh hoạt, cho sản xuất để bảo đảm tính khả thi, không chồng chéo với quy định của pháp luật hiện hành; quy định về công tác thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là tự kiểm tra của các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức...
Khắc phục những bất cập, hạn chế trong phòng cháy, chữa cháy
Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành các nội dung tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra đã nỗ lực, khẩn trương tiếp thu ý kiến của các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 7 để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Để Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có chất lượng và đảm bảo khi có hiệu lực thi hành, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ban soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện ý kiến của các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 7, quán triệt nghiêm túc, Luật hóa các Nghị quyết của Đảng, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, việc xây dựng và ban hành dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri và Nhân dân.
"Đây là một trong những lĩnh vực có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người dân, sự an toàn của các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Việc ban hành luật sẽ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, dự thảo Luật đã có nhiều quy định thể hiện theo hướng phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo Kết luận số 02. Tuy nhiên, tại Kết luận số 02 cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, nhất là việc tự kiểm tra của các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Do đó, dự thảo Luật cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát để quy định thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền; rà soát để thể hiện rõ hơn việc giao Chính phủ quy định về thẩm quyền thẩm định thiết kế về phòng cháy, chữa cháy; thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.