Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính bổ sung phân công Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý một số công việc

Thứ sáu, 09/08/2024 - 21:34

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 814/QĐ-TTg ngày 8/8/2024 phân công 3 Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý một số công việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ sung phân công Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý một số công việc như sau:

1- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

a) Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác, các bộ, cơ quan và các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Ngân hàng; Thương mại - xuất nhập khẩu; dự trữ và cung ứng xăng dầu; dịch vụ logistics.

c) Theo dõi, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang

a) Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác, các bộ, cơ quan và các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

c) Theo dõi, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long

a) Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác, các bộ, cơ quan và các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Tài chính; cơ chế, chính sách chung về quản lý tài sản công (việc giải quyết công việc liên quan đến quản lý tài sản công thuộc các lĩnh vực chuyên ngành do các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo); chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

- Kinh tế tập thể, hợp tác xã. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Phát triển các loại hình doanh nghiệp.

c) Theo dõi, chỉ đạo các bộ, cơ quan: Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 8/8/2024.

Cùng chuyên mục

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội 'quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này'

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội 'quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này'

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Chiều 14/4/2025, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

Trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền

Trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô, giữ vai trò kiến tạo, phát triển, trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền.