Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các chuyên gia, học giả tại Đại học Columbia
Thứ ba, 24/09/2024 - 09:35
Nghe audio
0:00
Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại học đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp các chuyên gia, học giả tại Đại học Columbia.
Tham dự buổi tiếp, về phía các đối tác có lãnh đạo Đại học Columbia, lãnh đạo Viện Đông Á Weatherhead, các giáo sư, nhà nghiên cứu thuộc các trường, viện nghiên cứu thuộc Đại học Columbia, Phó Cố vấn an ninh quốc gia phụ trách an ninh mạng của Mỹ Anne Neuberger, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper và một số tập đoàn lớn.
Tại buổi tiếp, các đại biểu đều đánh giá Việt Nam có tiềm năng để duy trì nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao dựa trên động lực tăng trưởng là các ngành công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và cải thiện môi trường đầu tư. Nhiều ý kiến chia sẻ Chính phủ cần đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, lấy hạ tầng là cơ sở nền tảng và khu vực tư nhân là động lực chủ yếu để Việt Nam thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên 2-3 lĩnh vực công nghệ mới để tập trung nguồn lực, trong đó có chính sách đầu tư trọng điểm cho nghiên cứu và phát triển để hình thành các ngành công nghệ cao mang tính dẫn dắt.
Ông Thomas Vallely, Cố vấn cấp cao về Việt Nam tại Viện Đông Á Weatherhead cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư, phát triển hạ tầng chiến lược số, đặc biệt về điện toán đám mây, năng lượng xanh. Về lĩnh vực bán dẫn, các chuyên gia đánh giá cao định hướng phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam, khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tiên quyết để bảo đảm vị trí vững chắc của một quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu và một hệ sinh thái bán dẫn tốt cần được phát triển trên nền tảng hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học.
Ông Scott Fritzen, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam đề xuất cải tiến các chương trình giáo dục truyền thống theo hướng hỗ trợ sinh viên phát triển các kỹ năng cần thiết để thích ứng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anne Neuberger đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ và cho rằng hai bên còn nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh mạng và phòng chống tội phạm trên không gian mạng.
Phát biểu tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hoan nghênh các nhận định, chia sẻ tâm huyết và đặc biệt là tình cảm của các chuyên gia, học giả dành cho Việt Nam.
Với thế và lực mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng cho một khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước trên quan điểm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên với tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”.
Theo đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh bốn định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, đó là tập trung xây dựng, hoàn thiện và đổi mới đồng bộ thể chế phát triển đất nước; phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả, thực chất giáo dục, đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mới nổi. Với quan điểm phát huy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, là yếu tố quyết định; ngoại lực và yếu tố thời đại là yếu tố quan trọng, đột phá, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các chuyên gia, học giả tiếp tục quan tâm, tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt về hợp tác nghiên cứu, trao đổi chính sách và hỗ trợ Việt Nam phát triển khoa học công nghệ.
Trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Hiệu trưởng Đại học Columbia Angela Olinto và các đại biểu tham dự buổi tiếp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và Phó Chủ tịch điều hành Đại học Columbia Wafaa El-Sadr đã trao Bản ghi nhớ khung về hợp tác giữa Đại học Columbia và Bộ Ngoại giao. Trường Đại học VinUni và Đại học Fulbright Việt Nam đã công bố 2 bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Columbia nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.