Tầm nhìn - Chính sách

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ngọn đuốc của niềm tin!

GS.TS Lê Hồng Hạnh Chủ nhật, 28/07/2024 - 07:04
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thế là Ông đã rời xa chúng ta để đến với Bác Hồ, đến với tổ tiên của Ông ở thế giới bên kia, để lại cho Nhân dân Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế nỗi buồn đau, thương tiếc. Ông là con người đặc biệt, một lãnh tụ đặc biệt xuất sắc.

Tôi được gặp ông một số lần song chỉ một lần duy nhất được ngồi đối diện và trò chuyện với Ông. Cuộc gặp diễn khi Ông đang là bí thư thành ủy Hà Nội. Ông về Đại học Luật Hà Nội (ĐHL) để làm việc với Đảng ủy và Ban Giám hiệu Trường. Cuộc gặp ngắn ngủi trước khi buổi làm việc bắt đầu. Ông đến sớm nên tôi mới có cơ hội gặp Ông. Cuộc gặp đó để lại cho tôi nhiều ấn tượng không thể quên về Ông. Là Bí thư thành ủy, Ông vẫn vô cùng giản dị và gần gủi. Giọng nói ấm áp, cử chỉ thân tình. Ở Ông tôi không tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào thể hiện vị thế về vai trò và chức vụ của mình. Tôi lúc đó là Phó Hiệu trưởng ĐHL Hà Nội song so với Ông thì khoảng cách về chức vụ, về quyền lực cách xa nhau nhiều lắm. Trong suốt câu chuyện, tôi chú ý để phát hiện xem người trò chuyện với mình có biểu hiện quan cách hay không? Liệu Ông ấy có miễn cưỡng nói chuyện với cấp dưới hay liệu Ông đang thể hiện quyền lực theo kiểu “Anh biết anh đang nói chuyện với ai không?”.

Tôi chú ý điều này bởi bản thân rất không muốn nói chuyện với những người có quyền lực, có địa vị nhưng quan cách, coi thường cấp dưới, coi thường quần chúng, trịch thượng. Lúc đó, nếu Ông có bất cứ dấu hiệu nào như vậy, tôi sẽ lịch sự xin phép đứng dậy lấy cớ đi đón khách. Tuy nhiên, Ông là người vô cùng đặc biệt. Tôi không hề thấy có bất cứ điều gì ở Ông có thể gây tổn thương cho người mà Ông đang nói chuyện. Ấn tượng khó quên là giọng nói ấm trầm, có chút khàn khàn như giọng của nhiều MC nổi tiếng trong nước và hải ngoại. Thân ái, gần gũi và chứa đựng nhiều niềm tin gửi gắm.

​Tôi không thích ngợi ca lãnh tụ dù bằng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết khi họ còn đương chức. Tôi cũng không có thói quen tìm cách chụp ảnh với người nổi tiếng, với lãnh tụ trừ phi đó yêu cầu của công việc. Dù sở hữu một số ảnh đẹp chụp với một số lãnh tụ tại nơi làm việc của họ, tôi cũng không treo, chỉ trân trọng giữ gìn như kỷ vật.

Tôi viết những điều này để bày tỏ sự tôn kính của mình đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông đã rời xa chúng ta. Biết rằng quy luật tạo hóa, cuộc sống vô thường song vẫn thấy đau buồn, thương tiếc một nhân cách tuyệt vời như vậy. Tôi có một số quan điểm, cách nhìn khác với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác cán bộ. Tôi nhớ lại là nhân ngày 2tháng 9 năm 2011, Báo Tiền Phong có phỏng vấn tôi về công tác cán bộ và cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Trả lời phỏng vấn của tôi được báo Tiền Phong đăng cùng trang, ngay sau bài phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Tôi coi đó là lần gặp thứ hai tôi được gặp và trò chuyện với Ông, dù là trên mặt báo.

Tôi cảm ơn báo Tiền Phong vì đã đăng trả lời đó và cũng đoán rằng Tổng Bí thư không phản đối việc đăng bài có một số cách nhìn khác Ông về công tác cán bộ, về phòng chống tham nhũng. Sự khác nhau đó bắt nguồn từ tầm nhìn của nhà lãnh đạo tối cao và tầm nhìn của người làm khoa học như tôi, luôn tư duy vào các vấn đề cụ thể. Trong mọi hoàn cảnh, tôi luôn dành sự ngưỡng mộ tột cùng cho Ông vì những gì Ông đã làm cho Nhân dân, cho Đất nước và cho Đảng. Nếu tư duy sâu hơn, bất cứ ai trong chúng ta đều dễ dàng nhận thấy Ông phải vật lộn khó khăn như thế nào để làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước, loại bỏ những tham quan, những cán bộ thoái hóa. Những người này đang biến mình từ đày tớ của Nhân dân thành những kẻ đàn áp, tước đoạt tài sản của người dân. Họ đang đẩy Đảng, hệ thống chính trị ra khỏi vầng hào quang của niềm tin tạo dựng được trong lòng Nhân dân từ lịch sử đấu tranh gian khổ, đầy máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam. Không hề dễ cho Tổng Bí thư của chúng ta.

Tôi đã từng phản bác những đánh giá của một số người, trong đó có bạn thân của mình khi họ cho rằng Tổng Bí thư đang “đốt củi” do Ông trồng, rằng công cuộc đốt lò không mang lại hiệu quả. Cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ trong hệ thống chính trị của đất nước không phải do Tổng Bí thư đặt ra mà là sản phẩm được tạo ra trong quá trình phát triển lâu dài của hệ thống chính trị. Vô cùng khó để thay đổi nó nếu không muốn nói là không thể. Cũng sẽ vô lý nếu thể phủ nhận giá trị của cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm và quản lý cán bộ hiện hành.

Cơ chế này đã góp phần tạo ra nhiều thế hệ cán bộ xuất chúng, được Nhân dân tin cậy. Chỉ tiếc là trong bối cảnh phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay đang diễn những thay đổi cơ bản song cơ chế này vẫn chưa được chuyển đổi từ các yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ sang các yêu cầu của nguyên tắc dân chủ tập trung mà Bác Hồ và những tiền bối cách mạng trước đây đã đưa vào Điều lệ, Cương lĩnh. Nói điều này để thấy rằng Tổng Bí thư gặp những quá nhiều khó khăn, trở ngại nào trong công cuộc làm trong sạch Đảng, Nhà nước, vãn hồi niềm tin của Nhân dân. Ông đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để đốt lò nhưng không phải tất cả những người quanh Ông sốt sẳng “đốt lò”.

Tổng Bí thư trong mọi hoàn cảnh đều nói đến Nhân dân, niềm tin của Nhân dân như cách Bác Hồ từng nói. Ông muốn Đảng và Nhà nước phải chiếm được niềm tin của Nhân dân. Ông đã nhận thấy nguy cơ mất niềm tin của Nhân dân đang hiện hữu. Chính nguy cơ này đã và đang làm cho một bộ phận không hề nhỏ cộng đồng các dân tộc Việt Nam tìm đến tôn giáo.

Thực tế, nhiều người dân, cán bộ đang rơi vào sự mê muội được tạo bởi những tăng trụ trì như Thích Trúc Thái Minh ở chùa Ba Vàng, Thích Chân Quang ở chùa Phật Quang và trong nhiều chùa, “giả chùa” khác nhau của thời khủng hoảng niềm tin. Những tăng này tồi tệ hơn cả những quan tham trong hệ thống chính trị của đất nước nhưng vẫn thu hút được nhiều người, kể cả các một số cán bộ, cao cấp, trung cấp, các nhà khoa học. Đáng tiếc và đáng lo là sự mê muội, niềm tin mù quáng vào những thuyết pháp vừa trái với Phật pháp chân chính, vừa mê tín, dị đoan, phản khoa học lại có sức hút nhiều hơn là các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa trong các cộng đồng.

Trong bài “Không thể mài quyền lực để tư lợi” được đăng ngay sau bài của Tổng Bí thư trên báo Tiền Phong, tôi đã cố đọc ý tưởng của Ông và viết trong đó rằng: “Không có niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, không có sức mạnh của nhân dân được tạo nên từ niềm tin đó thì không thể phát triển đất nước, không thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia”. Tổng Bí thư làm trong sạch Đảng và Nhà nước vào thời kỳ mà niềm tin của Nhân dân vào hệ thống chính trị của đất nước bị một bộ phận không nhỏ cán bộ biến chất, vô liêm sĩ mài mòn một cách đáng lo ngại. Khó vô cùng cho Tổng Bí thư song Ông đã làm được rất nhiều, đã thắp sáng lại niềm tin ở một số tầng lớp Nhân dân và làm cho nó cháy sáng hơn ở nhiều tầng lớp khác. Trân trọng vô cùng những cố gắng, những thành quả to lớn của Ông trong sự nghiệp củng cố sức mạnh Đảng, Nhà nước thông qua việc tạo dựng niềm tin của Nhân dân vào hệ thống chính trị. Cuộc chiến chống tham nhũng, chống tiêu cực mà Ông lãnh đạo rất gian nan, khó khăn. Trong cuộc chiến đó không thấy được ranh giới giữa kẻ thù và đồng chí. Trong cuộc chiến đó, những sự thay đổi thiếu tính toán tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị và làm yếu vai trò lãnh đạo của Đảng. Ông biết rằng cũng có những hiểm nguy rình rập song song Ông vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Dù công cuộc “đốt lò” chưa được như Ông, toàn dân và toàn Đảng mong muốn song Ông hoàn toàn mãn nguyện vì đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng để tỏa hào quang của Đảng, chiếu sáng thêm cho đất nước. Cuộc chiến đấu vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, của hệ thống chính trị mà Ông khởi xướng, tiến hành quyết liệt trong thập kỷ vừa qua có nhiều khía cạnh giống cuộc những gì Bác Hồ phải đương đầu và vượt qua trong thời kỳ cách mạng Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng trước những hiểm họa lớn vào năm 1945.

​Phong cách bình dị, thân ái và gần gũi với Nhân dân, tâm sáng như sao Khuê, sao Mai, khát khaocống hiến đến hơi thở cuối cùng cho đất nước, cho Nhân dân của Tổng Bí thư là hào quang tỏa sáng thay cho sự hiện diện thể xác của Ông trong hệ thống chính trị đang tồn tại trên đất nước Việt Nam thân yêu. Mấy ngày hôm nay, khắp nơi tràn ngập những ngợi ca về người lãnh tụ của Đảng, của Nhân dânNguyễn Phú Trọng. Có những lời thơ, bài hát ca ngợiÔng gắn với những ký ức về Bác Hồ. Hà Nội những ngày này cũng “trời tuôn nước mắt đời tuôn mưa”. Sự ra đi của những lãnh tụ Nhân dân như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cảm động cả đất trời và con người.

Tất cả những gì mà người dân Việt Nam đang nói về Ông là những lời tri ân tự đáy lòng của mình, sự lưu luyến nhớ thương và ước nguyện về những điều tốt đẹp Ông để lại vẫn mãi xanh. Và đằng sau những lời ngợi ca, sự thương tiếc vô bờ trong giờ phút đưa tiễn Tổng Bí thư về với Bác Hồ và những bậc cách mạng lão thành đang ở thế giới bên kia là những gửi gắm sâu thẳm của Nhân dân. Nhân dân mong rằng những người kế tục Ông, dù ở vị trí nào trong hệ thống chính trị hãy tiếp tục sứ mệnh xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, đảm bảo cho mọi người dân được tận hưởng những thành quả cách mạng. Điều tiên quyết cho sự thành công của sứ mệnh này là tạo dựng niềm tin không gì lay chuyển của Nhân dân vào Đảng, vào hệ thống chính trị mà Đảng xây dựng và lãnh đạo.

Hãy cùng suy ngẫm và hành động theo lời gửi gắm này của Ông: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ; tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!".

​Xin thắp nén tâm hương kính đưa tiễn Ông - Người con ưu tú của Tổ quốc, người lãnh tụ của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Tầm nhìn - Chính sách -  1 giờ trước

(PLPT) - Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71 trên thế giới

Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71 trên thế giới

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

(PLPT) - Theo báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024 của Liên Hợp Quốc, vị trí xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bảo đảm công tác đặc xá được triển khai chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật

Bảo đảm công tác đặc xá được triển khai chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật

Tầm nhìn - Chính sách -  11 giờ trước

(PLPT) - Để việc xét duyệt đặc xá bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu…, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cơ quan chức năng tập trung kiểm tra, xem xét, đánh giá công khai, minh bạch.

Bổ sung kinh phí trợ cấp người có công với cách mạng

Bổ sung kinh phí trợ cấp người có công với cách mạng

Tầm nhìn - Chính sách -  11 giờ trước

(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương rà soát, báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và nhu cầu kinh phí năm 2024 để báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm việc với các Đại sứ không thường trú các nước châu Phi

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm việc với các Đại sứ không thường trú các nước châu Phi

Tầm nhìn - Chính sách -  11 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chúc mừng các Đại sứ không thường trú vừa trình Thư ủy nhiệm lên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; bày tỏ vui mừng khi được gặp gỡ 16 đại diện ngoại giao của các quốc gia bạn bè châu Phi.

Tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ

Tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Văn Long mong muốn Phó Đại sứ Courtney Beale, trên cương vị của mình, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung cũng như quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và cơ quan chức năng Hoa Kỳ nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu.

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Đọc nhiều