Pháp luật quốc tế

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ - Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Thứ năm, 26/09/2024 - 09:32
Nghe audio
0:00

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Ngày 24/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, cũng như cuộc xung đột ở Ukraine.

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Tổng thống Biden nhấn mạnh chiến tranh toàn diện không có lợi cho bất kỳ ai và giải pháp ngoại giao vẫn có thể đạt được.

Ông Biden kêu gọi Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza sớm thống nhất về các điều kiện để có thể đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza và trả tự do cho con tin với nỗ lực trung gian hòa giải của Mỹ, Qatar và Ai Cập.

Bài phát biểu cũng đề cập đến cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine. Ông Biden đã lập luận về khả năng chấm dứt chiến tranh khi viện dẫn một số trường hợp cụ thể.

Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Khóa họp lần thứ 79 Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 24/9/2024. (Ảnh: TTXVN)

Tổng thống Biden đã nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Ông Biden chia sẻ: "Lúc đó, tôi 29 tuổi và chúng ta đang sống trong thời điểm mang tính bước ngoặt, căng thẳng và bất định. Thế giới bị chia cắt bởi Chiến tranh Lạnh và chiến tranh sắp bùng phát ở Trung Đông. Mỹ đang tham chiến ở Việt Nam và đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ vào thời điểm đó".

Tổng thống Mỹ cũng nhắc đến chuyến thăm Việt Nam tháng 9/2023, khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ông Biden nói: "Năm ngoái, tại Hà Nội, tôi gặp lãnh đạo Việt Nam và chúng tôi đã nâng cấp quan hệ đối tác lên mức cao nhất. Đó là minh chứng cho sự bền bỉ của nhiệt huyết con người và khả năng hòa giải sau mâu thuẫn.

Ngày nay, Mỹ và Việt Nam là bạn bè, là đối tác. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, đằng sau sự kinh hoàng của chiến tranh vẫn có con đường để tiến về phía trước. Mọi điều đều có thể tốt đẹp hơn".

Đây là bài phát biểu cuối cùng của ông Joe Biden tại ĐHĐ LHQ trên cương vị Tổng thống Mỹ, trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 20/1/2025.

Cùng chuyên mục

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Theo Thạc sỹ Đỗ Thúy Bình, Vụ Thư ký, Văn phòng Quốc hội, mô hình Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội hiện nay có nhiều điểm khá tương đồng với Nhóm quản trị của Tổng Thư ký Hạ viện Canada.

Đọc nhiều