Châu Á chống lừa đảo trên mạng
Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.
Tại cuộc họp với các quan chức cấp cao Nga hôm 25/9 (giờ địa phương), Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này. Tài liệu xác định thời điểm Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để giải quyết "các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới".
Đây được cho là động thái đáp lại các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới mà ông Putin cho rằng Nga đang phải đối mặt, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột với Ukraine leo thang và sự gia tăng áp lực từ các nước phương Tây.
Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ điều chỉnh học thuyết hạt nhân nhằm đưa ra những phản ứng phù hợp trước các cuộc tấn công quân sự, bao gồm cả tấn công phi hạt nhân. Ông cho biết bất kỳ cuộc tấn công nào từ một quốc gia phi hạt nhân nhưng có sự hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân cũng sẽ được coi là cuộc tấn công chung vào Nga.
Đây là một thay đổi đáng kể so với các quy định trước đây, trong đó Nga chỉ xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong các tình huống đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước.
Ngoài ra, ông Putin nhấn mạnh rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường nếu cuộc tấn công đó gây ra "mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền của Nga". Đây là một tuyên bố mạnh mẽ, đặc biệt sau các cuộc tấn công xuyên biên giới từ Ukraine vào lãnh thổ Nga trong thời gian gần đây.
Theo Tổng thống Nga, hành động quân sự của Ukraine với sự hỗ trợ của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và NATO, đang làm gia tăng căng thẳng.
Cuộc tranh luận về mối đe dọa từ việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân lên đến đỉnh điểm vào tuần này với chuyến thăm của Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine tới Mỹ, cụ thể lãnh đạo Ukraine tiếp tục vận động hành lang để sử dụng tên lửa của phương Tây chống lại các mục tiêu sâu bên trong nước Nga.
Tổng thống Putin cho rằng động thái đó sẽ "có nghĩa là các nước NATO - Mỹ và các nước châu Âu, đang trong tình trạng chiến tranh với Nga".
Trong bài phát biểu của mình, ông Putin cho biết Nga sẽ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu phát hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc máy bay không người lái quy mô lớn nhằm vào nước này. Ông cũng nhấn mạnh rằng học thuyết hạt nhân mới của Nga sẽ bao gồm các biện pháp răn đe đối với các quốc gia và liên minh quân sự mà Nga coi là mối đe dọa.
Một điểm mới khác trong học thuyết hạt nhân của Nga là sự thống nhất với Belarus về việc bảo vệ hai quốc gia liên minh này. Ông Putin cho biết Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu phát hiện bất kỳ hành động xâm lược nào nhằm vào Nga hoặc Belarus, ngay cả khi đó là tấn công bằng vũ khí thông thường nhưng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền của hai quốc gia này.
Đồng thời, Nga cũng mở rộng danh sách các quốc gia và liên minh phải đối mặt với sự răn đe hạt nhân. Điều này nhằm đối phó với những rủi ro quân sự mới phát sinh từ các thay đổi trong bối cảnh quân sự và chính trị quốc tế.
Tổng thống Putin khẳng định việc thay đổi học thuyết hạt nhân là cần thiết trước những diễn biến mới trên thế giới, đặc biệt là sự xuất hiện của các nguồn đe dọa mới đối với Nga và các đồng minh. Ông nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh văn bản hoạch định chiến lược của Nga là để phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ của Nga trong bối cảnh căng thẳng quốc tế gia tăng.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho biết học thuyết mới là "bản thảo", và điện Kremlin sẽ không công bố ngay lập tức.
TASS đưa tin, học thuyết hạt nhân của Nga, có tên gọi chính thức là Các nguyên tắc cơ bản của chính sách nhà nước về răn đe hạt nhân. Học thuyết này sẽ đặt nền tảng cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân, cùng định nghĩa phản ứng hạt nhân là biện pháp cực đoan để bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.
BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.
Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.
Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.
Theo Thạc sỹ Đỗ Thúy Bình, Vụ Thư ký, Văn phòng Quốc hội, mô hình Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội hiện nay có nhiều điểm khá tương đồng với Nhóm quản trị của Tổng Thư ký Hạ viện Canada.