Mông Cổ giải thích vì sao không bắt Tổng thống Putin theo lệnh ICC
Nhật Duy (Theo Reuters/RT)
Thứ tư, 04/09/2024 - 10:09
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Mông Cổ đã nêu rõ lý do không bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, giải thích rằng Ulaanbaatar duy trì chính sách trung lập và phụ thuộc các nước láng giềng về năng lượng.
Người phát ngôn của chính phủ Mông Cổ cho biết, Ulaanbaatar
phụ thuộc vào các nước láng giềng về năng lượng và duy trì chính sách trung lập,
phản hồi lại yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin theo vì "trục
xuất cưỡng bức" trẻ em Ukraine năm 2023. Dù Mông Cổ là thành viên của Tòa
án Hình sự Quốc tế ICC nhưng nước này không làm như vậy.
"Mông Cổ nhập khẩu 95% các sản phẩm dầu mỏ và hơn
20% điện từ các khu vực lân cận của chúng tôi. Nguồn cung cấp này rất quan trọng
để đảm bảo sự tồn tại của đất nước và người dân của chúng tôi. Mông Cổ luôn duy
trì chính sách trung lập trong mọi mối quan hệ ngoại giao, như đã thể hiện
trong các tuyên bố của chúng tôi cho tới nay", phát ngôn viên của chính phủ
Mông Cổ trả lời hãng tin Politico EU qua email hôm 3/9 (giờ địa phương).
Người phát ngôn nêu thêm: "Mông Cổ luôn duy trì
chính sách trung lập trong mọi quan hệ ngoại giao, điều này đã được thể hiện
trong các tuyên bố đã lưu trữ của chúng tôi cho đến nay".
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Mông Cổ theo lời mời của
người đồng cấp Ukhnaagiin Khurelsukh và gặp gỡ các quan chức cấp cao tại
Ulaanbaatar để thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Tổng thống
Nga cũng tham dự lễ kỷ niệm 85 năm Trận Khalkhin Gol, một chiến thắng quyết định
của quân đội Liên Xô và Mông Cổ trước Quân đội Đế quốc Nhật Bản, bảo vệ sườn
phía đông của Liên Xô trong hầu hết Thế chiến II.
Trong chuyến thăm Mông Cổ, Putin đã gặp Tổng thống
Ukhnaagiin Khurelsukh để thảo luận về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
nước. Nga cũng mời Mông Cổ tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng tới.
Bất chấp chỉ trích từ Ukraine về việc không bắt giữ
Putin, Mông Cổ vẫn giữ vững lập trường, nhấn mạnh rằng việc duy trì các nguồn
cung cấp năng lượng là vấn đề sống còn.
Nga chưa phê chuẩn là thành viên của ICC
Trước đó, hồi tháng 3/2023, ICC đã phát lệnh bắt Tổng
thống Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga về quyền trẻ em Maria
Lvova-Belova liên quan tới cáo buộc "trục xuất bất hợp pháp trẻ em và di
chuyển bất hợp pháp trẻ em từ lãnh thổ Ukraine sang Nga".
Nga coi lệnh bắt giữ của ICC với Tổng thống Putin là
"vô hiệu và không thể chấp nhận được". Nga đã ký Quy chế Rome về ICC
vào năm 2000, nhưng chưa bao giờ phê chuẩn để trở thành thành viên của ICC và
cuối cùng rút lại việc ký kết vào năm 2016.
Nga cũng bác bỏ cáo buộc của Ukraine và EU, đồng thời
chỉ ra rằng việc sơ tán dân thường khỏi khu vực chiến sự không phải là một tội
ác.
RT dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Tổng thống Putin
đã nhận được đảm bảo từ chính phủ Mông Cổ rằng sẽ không có bất cứ vụ bắt giữ
nào.
Động thái của Mông Cổ đã vấp phải chỉ trích của
Ukraine. Bộ Ngoại giao Ukraine cảnh báo Mông Cổ sẽ lĩnh hậu quả vì không thực
thi lệnh của ICC.
"Việc chính phủ Mông Cổ không thực hiện lệnh bắt
giữ mang tính ràng buộc của ICC là một đòn giáng vào ICC và hệ thống tư pháp
hình sự quốc tế... Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác để đảm bảo rằng điều
này sẽ gây ra hậu quả cho Ulaanbaatar", người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Ukraine Georgy Tykhy nhấn mạnh.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry
Medvedev cảnh báo, ICC nên cân nhắc hậu quả nếu có người dám thi hành lệnh bắt
giữ.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 21/11 đã phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại các vùng lãnh thổ Palestine, bao gồm cả Gaza.
BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.
Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.
Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.