Pháp luật và Cuộc sống

Triệt phá đường dây lừa đảo 500 tỷ đồng qua 3 sàn giao dịch ngoại hối trái phép

Yến Nhi Thứ hai, 23/12/2024 - 16:23
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Mặc dù công ty không đăng ký hoạt động trên lĩnh vực tài chính, chứng khoán nhưng vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối, chứng khoán phái sinh nhằm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của khách hàng.

Các sàn giao dịch lừa đảo vừa bị Công an Thành phố triệt phá.

Thời gian qua, Công an Thành phố đã cảnh báo việc xuất hiện nhiều sàn giao dịch ngoại hối, thu hút nhiều người tham gia đầu tư tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo. Các sàn được giới thiệu là dự án với lãi suất cao, cam kết trả lợi nhuận với người chơi, chia hoa hồng cao khi lôi kéo được nhà đầu tư mới.

"Nữ quái" Hồ Bích Ngọc cầm đầu đường dây lừa đảo hàng trăm tỷ đồng qua sàn giao dịch ngoại hối trái phép

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội vừa triệt phá, bóc gỡ toàn bộ ổ nhóm tội phạm dụ dỗ các nạn nhân chiếm đoạt số tiền gần 500 tỷ đồng qua đầu tư ngoại hối, chứng khoán trái phép với phương thức thủ đoạn tinh vi thông qua 03 sàn giao dịch ngoại hối gồm: (1) Sàn GFS (đường link truy cập: https://gfsmarkets.co) và (2) Sàn TOPMAX (đường link truy cập: https://topmax.com); (3) Sàn RICHSMART (đường link truy cập: https://ricsmagroup.com) được kết nối với ứng dụng Meta Trader 4, Mate Trader 5 là nền tảng giao dịch ngoại hối phổ biến trên thế giới.

Các sàn giao dịch ngoại hối trên núp dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc (SN: 1996; trú tại: Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đứng tên đại diện pháp luật (Trụ sở: Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội).

Mặc dù công ty không đăng ký hoạt động trên lĩnh vực tài chính - chứng khoán nhưng công ty vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối, chứng khoán phái sinh.

Các nhân viên Sale đã chủ động tìm các khách hàng có tiềm năng về tài chính, chủ yếu trong các nhóm đầu tư bất động sản, chứng khoán, ngoại hối lớn trên các mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo… sau đó tiếp cận, lồng ghép các thông tin sai sự thật để giới thiệu về thị trường tài chính vĩ mô, giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh; giới thiệu các “chuyên gia” về giao dịch (thực tế đều không có kiến thức về tài chính) để hướng dẫn, tư vấn, thôi thúc ham muốn đầu tư, kiếm lợi nhuận của khách hàng.

Từ đó, lôi kéo, dụ dỗ khách hàng đăng ký tài khoản tại các sàn giao dịch nêu trên, chuyển tiền vào các sàn để giao dịch ngoại hối. Các đối tượng đưa các nhận định về thị trường ngoại hối không có kiểm chứng, tư vấn khách hàng đặt nhiều lệnh với mức độ rủi ro cao.

Khi khách hàng thua lỗ, các đối tượng sẽ củng cố tinh thần, niềm tin cho khách hàng tiếp tục đầu tư tiền để gỡ vốn và kiếm lợi nhuận, cứ như vậy cho đến khi khách hàng không còn khả năng đầu tư, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách hàng đã chuyển.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn ngoại hối, chứng khoán trái phép. Đặc biệt là các sàn quảng cáo, hứa hẹn lợi nhuận cao hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tiktoker 'Mr Pips' cầm đầu đường dây lừa đảo đầu tư chứng khoán hơn 5.000 tỷ đồng

Trước đó, ngày 11/12, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với các Cục nghiệp vụ (Bộ Công an) triệt phá băng nhóm lừa đảo thông qua sàn giao dịch ngoại hối, chứng khoán trái phép do Phó Đức Nam (tức Tiktoker Mr Pips, SN 1994; HKTT tại Tổ 8, Khu phố 5, phường 8, thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu.

Theo điều tra, từ năm 2021, Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ (HKTT tại Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) liên kết một đối tượng quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ có Văn phòng điều hành tại khu Morgan Tower, thành phố Phnom-penh, Campuchia và chỉ đạo 7 đối tượng tại Việt Nam thành lập nhiều Công ty "ma" đặt trụ sở tại TP Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành khác.

Một trong số đó là Công ty TNHH ARTEX VINA, với 44 văn phòng đại diện và khoảng 1.000 nhân viên. Không đăng ký hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhưng công ty vẫn ngang nhiên tuyển dụng 1.000 nhân viên để hoạt động giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh trái phép.

Các đối tượng tạo lập và quản lý 5 trang web giả mạo, kết nối với các nền tảng MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Nhóm này sử dụng mạng xã hội như Zoiper, Zalo và Telegram để lừa khách hàng chuyển tiền vào tài khoản hoặc ví điện tử, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tài sản khi khách hàng không còn khả năng giao dịch.

Cơ quan điều tra đã xác định được 2.661 bị hại trên toàn quốc, với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên đến hơn 5.200 tỷ đồng. Tang vật thu giữ bao gồm: 316 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm hơn 200 tỷ đồng, 69 tỷ đồng tiền mặt và 2,3 triệu USD, 246 kg vàng nguyên khối, 890 miếng vàng SJC, 125 bất động sản bị phong tỏa giao dịch,...

Từ ngày 30/10 - 15/11, Công an TP Hà Nội đã khởi tố 31 bị can, trong đó 26 bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 3 bị can về tội "Rửa tiền", 1 bị can về tội "Không tố giác tội phạm", 1 bị can về tội "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có".

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Từ 1/7/2025, dự kiến mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng/tháng

Từ 1/7/2025, dự kiến mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng/tháng

Pháp luật và Cuộc sống -  12 giờ trước

(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.

Bộ Tài chính đề xuất quy định mới về tài sản cố định

Bộ Tài chính đề xuất quy định mới về tài sản cố định

Pháp luật và Cuộc sống -  12 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đề xuất quy định về thẩm quyền, tổ chức các Tòa chuyên trách

Đề xuất quy định về thẩm quyền, tổ chức các Tòa chuyên trách

Pháp luật và Cuộc sống -  12 giờ trước

(PLPT) - Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Chính phủ yêu cầu ngăn chặn ùn tắc, tai nạn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Chính phủ yêu cầu ngăn chặn ùn tắc, tai nạn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Pháp luật và Cuộc sống -  12 giờ trước

(PLPT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện hoả tốc về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả

Pháp luật và Cuộc sống -  2 ngày trước

(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.

Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Pháp luật và Cuộc sống -  3 ngày trước

(PLPT) - Theo dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được người có thẩm quyền yêu cầu sẽ bị xử phạt 5-7 triệu đồng.

Đề xuất chế độ, chính sách đối với phòng không nhân dân

Đề xuất chế độ, chính sách đối với phòng không nhân dân

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp; phạm vi và độ cao chướng ngại vật phòng không của trận địa phòng không; chế độ chính sách đối với người được huy động tham gia hoạt động phòng không nhân dân.

Trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị đưa ra quyết định, quân nhân có thể tham gia ý kiến về các nội dung gì?

Trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị đưa ra quyết định, quân nhân có thể tham gia ý kiến về các nội dung gì?

Pháp luật và Cuộc sống -  1 tuần trước

(PLPT) - Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư số 122/2024/TT-BQP quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, quy định cụ thể những nội dung quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến trước khi chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định.

Đọc nhiều