Nghị định 168: Người đi xe khách cần tránh những hành vi này để không bị phạt tiền triệu
(PLPT) - Người đi xe khách có thể bị phạt nếu có vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông, số tiền bị xử phạt có thể lên tới 3 triệu đồng.
Vừa qua, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt một trường hơp về hành vi đăng tin sai sự thật về Trại giam Bộ Công an trên mạng xã hội.[1]
Công an Hà Nội cho biết, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng với ông T.V.P. (32 tuổi, trú tại Thanh Oai, Hà Nội) về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân".
Tại cơ quan Công an, P. khai nhận đang kinh doanh trên Tiktok, do muốn thu hút tương tác để phục vụ bán hàng quần áo online, P. đã đăng tải nhiều clip không chính xác về lực lượng Công an. Quá trình làm việc, anh P đã nhận thức được hành vi vi phạm của bản thân và xóa bỏ các nội dung vi phạm.
Ngày 18/12/2024, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã ra quyết định xử phạt đối với P. về hành vi "Cung cấp chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhâm phẩm của cá nhân" theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của Chính phủ. Mức phạt tiền đối với trường hợp này là 7,5 triệu đồng.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân thận trọng, cảnh giác khi viết bài, chia sẻ, bình luận các thông tin không chính xác, thông tin chưa được kiểm chứng; tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Các trường hợp chia sẻ thông tin không đúng sự thật sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải bình luận xúc phạm lực lượng chức năng trên mạng xã hội, với mức phạt 5 triệu đồng.[2]
Cụ thể, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện tài khoản Facebook "T.Đ." đăng tải bình luận có nội dung xúc phạm, vu khống lực lượng chức năng tại bài viết tuyên truyền về xử phạt vi phạm giao thông trên mạng xã hội. Qua xác minh, người sử dụng tài khoản là T.V.Đ. (sinh năm 1999, trú tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng).
Tại cơ quan chức năng, T.V.Đ. thừa nhận đã đăng bình luận sai trái do bức xúc cá nhân, sau khi từng bị xử lý vi phạm giao thông. Hành vi này được xác định vi phạm điểm a, Khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) về việc cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với T.V.Đ. Sau khi được phân tích, T.V.Đ. đã nhận lỗi, cam kết không tái phạm và chấp hành nghiêm túc hình thức xử phạt.
Vào hồi cuối tháng 11/2024, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, ngụ phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".[3]
Trước đó, theo Công an TP Thủ Dầu Một, Lợi thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một, phối hợp cùng lực lượng chức năng điều tra, xác minh làm rõ và được VKSND TP Thủ Dầu Một phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, đồng thời, di lý Bùi Tiến Lợi từ tỉnh Thái Bình về Bình Dương để xử lý.
Điều 99, Điều 100, Điều 101 và Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi của trang thông tin điện tử: Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật, buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội: Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội. Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật, buộc thu hồi tên miền.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối hành vi: Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.[4]
Ngoài ra, cá nhân có hành vi xuyên tạc như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức:
"Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức."[5]
Như vậy, mức phạt tiền đối với các hành vi xuyên tạc thông tin, đưa tin giả mạo, sai sự thật lên mạng xã hội: từ 10.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng, tùy thuộc vào hành vi vi phạm. Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, gỡ bỏ thông tin vi phạm, thu hồi tên miền...
Bên cạnh đó, đối với cá nhân có hành vi tương tự tổ chức thì bị phạt 1/2 mức phạt tiền của tổ chức.
Căn cứ Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau:
Khung 1: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 Bộ luật Hình sự 2015;
- Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
- Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
- Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
- Dẫn đến biểu tình.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.[6]
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng có thể bị xử tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
[1] Công an thành phố Hà Nội, Công an TP Hà Nội xử phạt chủ tài khoản Tiktok đăng tải thông tin sai sự thật về Trại giam Bộ Công an, (17h21 ngày 20/12/2024) https://congan.hanoi.gov.vn/tin-antt-va-canh-bao-toi-pham/cong-an-tp-ha-noi-xu-phat-chu-tai-khoan-28974
[2] Lê Nam, Nguyễn Anh, Xử phạt thanh niên đăng tải nội dung xúc phạm, vu khống lực lượng chức năng trên mạng xã hội, Bộ Công an, (ngày 20/12/2024), https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-an-ninh-trat-tu/xu-phat-thanh-nien-dang-tai-noi-dung-xuc-pham-vu-khong-luc-luong-chuc-nang-tren-mang-xa-hoi-d22-t42832.html
[3] Phạm Diện, Người đàn ông dùng mạng xã hội đăng tải thông tin xuyên tạc bị bắt, (10h03 ngày 20/11/2024), https://dantri.com.vn/phap-luat/nguoi-dan-ong-dung-mang-xa-hoi-dang-tai-thong-tin-xuyen-tac-bi-bat-20241120085751139.htm
[4] Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính,
viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
[5] Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức.
[6] Bộ luật hình sự số: 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Người đi xe khách có thể bị phạt nếu có vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông, số tiền bị xử phạt có thể lên tới 3 triệu đồng.
(PLPT) - Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, xe chạy dưới tốc độ tối thiểu có bị xử phạt hay không? Mức phạt đối với ô tô, xe máy cụ thể ra sao?
(PLPT) - Nam thanh niên ở Đà Nẵng sử dụng dữ liệu hình ảnh, video clip "nóng" từ camera bị hack của nhiều gia đình, sau đó lập tài khoản ảo đe dọa nạn nhân, yêu cầu chuyển tiền để giữ bí mật, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.
(PLPT) - Công an huyện Thanh Liêm (Hà Nam) vừa triệt phá thành công đường dây mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, thu lợi bất chính hơn 1 tỷ đồng.
(PLPT) - Theo quy định, những trường hợp sau đây cần đi đổi đăng ký xe càng sớm càng tốt.
(PLPT) - Công an tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện và thu giữ 606,2 kg pháo nổ nhập lậu đang được các đối tượng vận chuyển đến điểm tập kết. Hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe máy có hành vi dừng đèn đỏ quá vạch sơn gây ra tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
(PLPT) - Thông tin về quỹ tiền thưởng cho cán bộ, công chức được quy định cụ thể tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.