Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tiktoker 'Mr Pips' cầm đầu đường dây lừa đảo đầu tư chứng khoán hơn 5.000 tỷ đồng

Yến Nhi Thứ tư, 11/12/2024 - 18:35

(PLPT) - Nam TikToker thành lập nhiều công ty 'ma', tạo lập các trang web giả mạo để lừa đảo khách hàng chuyển tiền vào tài khoản hoặc ví điện tử, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

TikToker Mr Pips Phó Đức Nam cầm đầu đường dây lừa đảo đầu tư chứng khoán.

Triệt phá đường dây lừa đảo đầu tư chứng khoán do Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam cầm đầu

Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp với các Cục nghiệp vụ (Bộ Công an) triệt phá băng nhóm lừa đảo thông qua sàn giao dịch ngoại hối, chứng khoán trái phép do Phó Đức Nam (tức Tiktoker Mr Pips, SN 1994; HKTT tại Tổ 8, Khu phố 5, phường 8, thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu.

Theo điều tra, từ năm 2021, Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ (HKTT tại Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) liên kết một đối tượng quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ có Văn phòng điều hành tại khu Morgan Tower, thành phố Phnom-penh, Campuchia và chỉ đạo 7 đối tượng tại Việt Nam thành lập nhiều Công ty "ma" đặt trụ sở tại TP Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành khác.

Một trong số đó là Công ty TNHH ARTEX VINA, với 44 văn phòng đại diện và khoảng 1.000 nhân viên. Không đăng ký hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhưng công ty vẫn ngang nhiên tuyển dụng 1.000 nhân viên để hoạt động giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh trái phép.

Các đối tượng tạo lập và quản lý 5 trang web giả mạo, kết nối với các nền tảng MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Nhóm này sử dụng mạng xã hội như Zoiper, Zalo và Telegram để lừa khách hàng chuyển tiền vào tài khoản hoặc ví điện tử, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tài sản khi khách hàng không còn khả năng giao dịch.

Số vàng miếng cảnh sát thu giữ. 

Cơ quan điều tra đã xác định được 2.661 bị hại trên toàn quốc, với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên đến hơn 5.200 tỷ đồng. Tang vật thu giữ bao gồm: 316 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm hơn 200 tỷ đồng, 69 tỷ đồng tiền mặt và 2,3 triệu USD, 246 kg vàng nguyên khối, 890 miếng vàng SJC, 125 bất động sản bị phong tỏa giao dịch,...

Từ ngày 30/10 - 15/11, Công an TP Hà Nội đã khởi tố 31 bị can, trong đó 26 bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 3 bị can về tội "Rửa tiền", 1 bị can về tội "Không tố giác tội phạm", 1 bị can về tội "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có".

Công an TP. Hà Nội yêu cầu Lê Khắc Ngọ ra đầu thú, nộp lại tài sản do lừa đảo chiếm đoạt tài sản để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật và mở rộng điều tra vụ án.

"Nữ quái" Hồ Bích Ngọc cầm đầu đường dây lừa đảo hàng chục tỷ đồng

Trước đó, vào cuối tháng 11, CATP Hà Nội đã triệt phá một nhóm lừa đảo qua sàn giao dịch quốc tế do Hồ Bích Ngọc (SN 1996, trú tại Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cầm đầu.

Qua kết quả điều tra, từ năm 2020, Ngọc liên hệ với một đối tượng người Đài Loan để sử dụng thông tin từ ba sàn giao dịch ngoại hối MetaTrader 4 và MetaTrader 5.

Ngọc lập ra Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn Đầu tư Master Group, mở ba văn phòng tại Hà Nội để làm bình phong. Công ty này không đăng ký hoạt động tài chính nhưng vẫn tuyển dụng nhân viên để giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.

Nhóm đối tượng này tiếp cận khách hàng qua các kênh giới thiệu sai sự thật về thị trường tài chính, hướng dẫn đầu tư và tạo niềm tin cho khách hàng tiếp tục nạp tiền khi thua lỗ. Khi khách hàng không còn khả năng nạp tiền, nhóm sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt tài sản.

Qua điều tra, công an đã xác định 22 bị hại tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh, với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng. Tang vật thu giữ bao gồm: 4 xe ô tô các loại, 85 điện thoại di động, 30 máy tính, hơn 3,3 tỷ đồng tiền mặt.

Dựa trên tài liệu thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 33 bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Nhóm đối tượng thao túng chứng khoán, trục lợi 10 tỷ đồng

Vào hồi cuối tháng 8, Phòng Cảnh sát kinh tế - CATP Hà Nội đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an khám phá vụ thao túng thị trường chứng khoán, bắt giữ 7 đối tượng.

Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Trần Bình Minh (SN 1982, trú tại quận Thanh Xuân), Nguyễn Hoàng Thi (SN 1986, ở quận Hai Bà Trưng), Lê Xuân Cao (SN 1989, ở quận Đống Đa), Phùng Tiến Thành (SN 1985, ở tỉnh Vĩnh Phúc) Hà Đức Đạt (SN 1990, ở quận Nam Từ Liêm), Trần Ngọc Sơn (SN 1993, ở Hoàng Mai); Trần Bá Tuấn (SN 1975, ở quận Nam Từ Liêm).

Ngày 15/8, Cơ quan CSĐT (Phòng Cảnh sát kinh tế) - CATP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can đối với 7 đối tượng về hành vi: Thao túng thị trường chứng khoán mã cổ phiếu CMS của Công ty cổ phần Tập đoàn CMH Việt Nam.

Căn cứ tài liệu, hồ sơ, Cơ quan CSĐT xác định, 2 trong số 7 đối tượng cầm đầu là Trần Bình Minh và Nguyễn Hoàng Thi.

Theo điều tra, xác minh trong khoảng thời gian từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2023, thông qua hoạt động tổ chức các hội nhóm trên zalo, nhóm đối tượng Minh với vai trò nhà đầu tư tự do, cầm đầu đã cấu kết, lôi kéo nhiều thành viên trong nhóm liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng đến cung cầu và giá chứng khoán; sử dụng nhiều tài khoản để liên tục mua bản mã cổ phiếu CMS.

Thủ đoạn của Minh là mua gom mã cổ phiếu CMS với giá thấp để đẩy giá mã cổ phiếu CMS tăng rồi bán ra kiếm lời.

Nguyễn Hoàng Thi và 5 đối tượng liên quan đã lập, sử dụng các hội nhóm trên ứng dụng Zalo, Telegram bàn bạc, trao đổi về cổ phiếu sau đó hô hào, đưa ra ý kiến về giao dịch nhiều mã cổ phiếu, trong đó có mã CMS, nhằm định hướng quyết định mua bán của các nhà đầu tư sau khi nhóm đối tượng đã nắm giữ cổ phiếu đó, nhằm tạo ảnh hưởng đến diễn biến giá của mã CMS trong năm 2023.

Điển hình, trong một số ngày, các quản trị viên đưa ra trước ý kiến về giá của cổ phiếu CMS phản ánh đúng diễn biến giá giao dịch thật của cổ phiếu CMS trên thị trường trong phiên hoặc giá của cổ phiếu CMS ngày hôm sau.

Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, Minh lập nhóm chat nội bộ "Nội bộ anh em KTC" (trên ứng dụng Zalo và Telegram) để truyền đạt các nội dung cụ thể cho từng người đăng tải các thông tin lên hội nhóm, đồng thời chỉ đạo các admin hoặc phó nhóm "kích" (đẩy) ra khỏi nhóm các thành viên nhắn tin đưa thông tin bất lợi, tiêu cực cản trở quá trình đẩy giá cổ phiếu CMS của Minh.

Khi giá cổ phiếu đạt đỉnh vào tháng 9/2023, Minh và các đối tượng liên quan đã bán ra lượng lớn cổ phiếu CMS để thu lời bất chính, khiến nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại do giao dịch cổ phiếu CMS bị thao túng giả trong giai đoạn trên, làm giảm tính minh bạch của thị trường chứng khoán.

Để mua vào, nắm giữ cổ phiếu, cũng như để "gánh" giả mã CMS trong thời gian thao túng, nhóm đối tượng do Minh cầm đầu đã sử dụng nhiều tài khoản chứng khoán mua - bán mã CMS.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước xác định các tài khoản này trong thời gian từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2023 mua vào, bán ra lượng lớn cổ phiếu CMS chiếm tỷ trọng cao, khối lượng lớn trên toàn thị trường, chạm ngưỡng cảnh báo giao dịch đáng ngờ.

Kết quả xác minh, tra soát tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng bước đầu xác định: Trong giai đoạn từ 4/5/2023 đến 31/10/2023, các đối tượng đã câu kết, lôi kéo để thao túng mã CMS, bán thu lời hơn 10 tỷ đồng.

Trong đó riêng tài khoản chứng khoán của cá nhân đối tượng Trần Bình Minh thu lời từ hoạt động giao dịch cổ phiếu CMS là hơn 5,5 tỷ đồng (tạm tính, chưa trừ thuế, phí).

Cơ quan Công an khuyến cáo nhà đầu tư cần chủ động nghiên cứu kỹ thông tin về các mã cổ phiếu, tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp niêm yết để lựa chọn đầu tư phù hợp, tránh để các đối tượng phạm tội lợi dụng, câu kéo gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?