Châu Á chống lừa đảo trên mạng
Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.
Một chỉ huy cấp cao của Mỹ cho biết, Trung Quốc và Nga đang cạnh tranh với Hoa Kỳ để giành ảnh hưởng ở Mỹ Latinh. Tại Diễn đàn An ninh Aspen vừa diễn ra, Tướng Lục quân Mỹ Laura J. Richardson cảnh báo rằng Trung Quốc và Nga đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại Mỹ Latinh thông qua các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao.
Với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cùng với mối quan hệ sâu sắc hơn của Nga, cả hai quốc gia này đang thách thức vị thế của Mỹ trong khu vực, Tướng Richardson nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần phải chú ý hơn đến khu vực này để đối phó với những thách thức mới.
Tướng Richardson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ cho biết Washington đang mắc phải tình trạng "mù mờ ở phía Nam" và bỏ qua khu vực này, ám chỉ đến khu vực Mỹ Latinh.
Theo Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đang cố gắng cạnh tranh với Hoa Kỳ để giành ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, lưu ý về mối quan hệ kinh tế và ngoại giao ngày càng phát triển của Nga với các quốc gia trong khu vực, cũng như Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang mở rộng khắp Mỹ Latinh.
"Tôi cho rằng Trung Quốc đang chơi cờ vua - họ có tầm nhìn dài hạn - họ đang dàn dựng sân khấu", bà Richardson nói, đồng thời chỉ ra 25 quốc gia Mỹ Latinh đã ký kết kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu của Bắc Kinh.
Tướng Richardson lưu ý các khoản đầu tư của Trung Quốc "bao phủ hầu hết toàn bộ khu vực" trong các dự án từ nhà ga tàu điện ngầm đến đường sắt, viễn thông và cầu, cảng "dưới vỏ bọc kinh tế".
Bà Richardson đặc biệt bày tỏ lo ngại về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng nước sâu, an ninh mạng, năng lượng và không gian, được sử dụng cho mục đích quân sự.
Tuần trước, các quan chức Nga đã có chuyến thăm tới Nicaragua và Cuba, và các quan sát viên Nga sẽ có mặt tại Venezuela để tham dự cuộc bầu cử tổng thống sắp tới vào ngày 28/7, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin nói với hãng thông tấn Interfax-Russia.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, đây có thể là một phần trong nỗ lực đang diễn ra của Điện Kremlin nhằm gia tăng ảnh hưởng ở Tây bán cầu và tập hợp các quốc gia đối trọng với Hoa Kỳ và phương Tây.
Belarus - một đồng minh thân cận của Nga - cũng đã đến thăm Venezuela, Cuba và Nicaragua để ký các thỏa thuận kinh tế và thương mại song phương, có thể là một phần trong kế hoạch của Moskva nhằm sử dụng Belarus để chống các lệnh trừng phạt của phương Tây, ISW cho biết.
"Chúng ta cần nhận ra khu vực này giàu tài nguyên đến mức nào và các đối thủ cạnh tranh của chúng ta ở gần khu vực này đến mức nào", bà Richardson nhấn mạnh.
Evan Ellis, Giáo sư nghiên cứu về Mỹ Latinh tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Đại học Chiến tranh Lục quân Hoa Kỳ, cho biết, xét đến tầm quan trọng của Mỹ Latinh, Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ đã dành "quá" ít nguồn lực cho khu vực.
Giáo sư Ellis, người trước đây từng phục vụ trong ban hoạch định chính sách của Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe, cho biết việc thiếu nguồn lực có thể phản ánh sự tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, cũng như sự chú ý của Washington vào các khu vực khác, bao gồm Trung Đông và xung đột ở Ukraine.
Ông Ellis cho biết, Mỹ Latinh, trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, chưa từng chứng kiến các cuộc chiến tranh lớn, viễn cảnh về vũ khí hạt nhân hay các đối thủ của Hoa Kỳ tìm cách thiết lập các căn cứ quân sự và liên minh trực tiếp.
"Tuy nhiên, nhu cầu kinh tế của Mỹ Latinh đã mở ra cánh cửa cho các thỏa thuận với Trung Quốc, nước đã mở rộng ảnh hưởng của mình. Trong khi đó, các quốc gia như Venezuela, Cuba và Nicaragua cũng sẵn sàng mở cửa cho Nga và Iran, những đối thủ chiến lược của Washington", ông Ellis kết luận.
Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.
BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.
Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.
Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.
Theo Thạc sỹ Đỗ Thúy Bình, Vụ Thư ký, Văn phòng Quốc hội, mô hình Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội hiện nay có nhiều điểm khá tương đồng với Nhóm quản trị của Tổng Thư ký Hạ viện Canada.