Từ 11/11, Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn 3 nhóm vấn đề
PV
Thứ hai, 11/11/2024 - 08:48
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, phiên chất vấn diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/11 sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông.
Cụ thể, với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân
hàng, Quốc hội tập trung chất vấn về việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm
soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động; công
tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối; công tác hỗ trợ
vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất,
kinh doanh sau dịch Covid-19 và thiên tai.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng các Bộ: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, Quốc
hội tập trung chất vấn về việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc
men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau
thiên tai; việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh;
thực trạng quản lý các mặt hàng thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm và giải pháp
xử lý các vi phạm; công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích,
nhất là trong môi trường học đường.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Y tế.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng cùng tham gia
trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và
truyền thông, Quốc hội tập trung chất vấn về: giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội
hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội; việc quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi
trường mạng; việc đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông,
nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng các Bộ: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Công an; Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng
tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Cũng theo dự kiến chương trình, Thủ tướng Chính phủ
(hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ được ủy quyền) sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên
quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Trong tuần làm việc, Quốc hội biểu quyết thông qua các
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Nghị quyết về dự
toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ
sung dự toán ngân sách nhà nước); Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách
trung ương năm 2025.
Quốc hội cũng thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường
sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng
hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; dự
thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận
về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; dự thảo Nghị quyết của
Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với
các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TPHCM, thành
phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa; chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia
phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Theo Văn phòng Quốc hội, từ ngày 14/11 đến hết ngày
19/11, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu
quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.
(PLPT) - Luật Điện lực sửa đổi được xem là “chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư khẳng định giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ; thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của quá trình giáo dục.
(PLPT) - Dự án Luật Dữ liệu được đặt ra trong bối cảnh vi phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cần có các quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
(PLPT) - Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và có phát biểu quan trọng. Tạp Chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Liên quan đến dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng việc phân cấp, phân quyền mạnh là rất cần thiết, qua đó giúp cho việc đầu tư công “thuận buồm xuôi gió”.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, sau 13 năm áp dụng, các quy định về “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đã phát huy tác dụng hạn chế tình trạng đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng hay sàng lọc nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính.
(PLPT) - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu cho rằng điều kiện kéo dài tuổi phục vụ thêm 5 năm vẫn còn chung chung và chưa rõ ràng.
(PLPT) - Đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định, đầu tư công đã tạo ra sự đột phá cho phát triển. Tuy nhiên, đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa được quan tâm đúng mực.