Gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt như thế nào?
Tuấn Anh
Thứ bảy, 09/11/2024 - 06:37
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Người dân tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn hàng ngày đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn từ hệ thống loa, đài của những hộ kinh doanh karaoke, hoặc những cửa hàng mở loa rất lớn để thu hút sự chú ý của người đi đường. Vậy hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt như thế nào?
Trong bối cảnh đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, ô nhiễm tiếng ồn nổi lên như một vấn đề khá nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng sống của người dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong ba thập kỷ qua, ô nhiễm tiếng ồn đã trở thành mối đe dọa trực tiếp đến chất lượng sống, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Không chỉ tiếng ồn công nghiệp mà cả tiếng xe cộ và âm thanh từ các hoạt động giải trí có cường độ lớn đều đang gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như ù tai, mất tập trung, và căng thẳng tinh thần.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó, quy định mức phạt vi phạm về tiếng ồn vượt quá mức cho phép đã quy định cụ thể như sau:
1. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
Theo quy định tại Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
- Tại khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác) là: 55dBA (từ 6h đến 21h) và 45dBA (21h đến 6h).
- Tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).
2. Mức phạt vi phạm hành chính về gây ô nhiễm tiếng ồn
Mức phạt vi phạm các quy định về tiếng ồn đối với cá nhân
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả
- Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
* Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định đây là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền gấp 02 đối với tổ chức.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi trò chơi điện tử với nhau.
(PLPT) - Báo cáo quan trắc môi trường là gì? Chủ thể nào phải nộp báo cáo quan trắc môi trường? Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường được thực hiện như thế nào?
(PLPT) - Hiện nay, ngoài lực lượng cảnh sát giao thông, công an xã, phường cũng tham gia vào việc xử lý các trường hợp vi phạm giao thông tại địa phương. Vậy, công an xã có quyền dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không? Công an xã được bắt xe trên những đoạn đường nào?
(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng các dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội để quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, mặt hàng, thổi phồng công dụng để tăng doanh số. Hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đặt câu hỏi khi xin cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần những thủ tục gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.
(PLPT) - Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi chậm nộp, không nộp tờ khai thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2-25 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm.
(PLPT) - Điều 9, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
(PLPT) - Theo Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi vi phạm chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã có thể bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc-ta trở lên.