Việt Nam ủng hộ chủ đề, các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2024
Thứ sáu, 26/07/2024 - 10:15
Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 57: Việt Nam ủng hộ chủ đề, các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2024
Tiếp tục chuỗi hoạt động của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, ngày 25/7, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57.
Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Các Trưởng đoàn đề cao ý nghĩa của chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường” và ủng hộ các trọng tâm, ưu tiên của ASEAN trong năm 2024, đặc biệt việc tăng cường kết nối và liên kết các nền kinh tế, nâng cao tự cường của khu vực, ứng phó với các thách thức hiện tại và tương lai.
Các Trưởng đoàn nhấn mạnh ASEAN cần vừa tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, kết nối mạng lưới điện…, vừa nâng cao năng lực ứng phó kịp thời với các thách thức, nguy cơ kèm theo các xu thế lớn trên toàn cầu, để có thể thúc đẩy mạnh hơn nữa phát triển bao trùm và bền vững, vì lợi ích thiết thực của người dân.
Cho ý kiến về định hướng xây dựng các Chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, các Trưởng đoàn nhấn mạnh tính tiếp nối, toàn diện và khả thi, bảo đảm gắn kết hài hòa và đồng bộ giữa các Chiến lược.
Các nước đánh giá cao Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/2024 vừa qua, hoan nghênh Việt Nam tiếp tục triển khai sáng kiến này trong những năm tới, góp phần vào các nỗ lực chung tăng cường hợp tác và liên kết khu vực.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực phức tạp và nhiều biến động, các Trưởng đoàn đề cao đoàn kết của ASEAN, duy trì cách tiếp cận cân bằng và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Các nước chia sẻ quan ngại về những vụ việc gần đây trên Biển Đông, ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực.
Các nước đều khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh thượng tôn luật pháp quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC cũng như nỗ lực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Các Trưởng đoàn khẳng định tiếp tục thúc đẩy thực hiện hiệu quả Đồng thuận 5 điểm, ủng hộ Chủ tịch Lào và Đặc phái viên của Chủ tịch trong các nỗ lực này, nhằm hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp khả thi và bền vững, vì lợi ích của đất nước và người dân, và cam kết tiếp tục huy động thêm hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar.
Các Trưởng đoàn cũng trao đổi phương hướng nhằm tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống, đồng thời mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng mới, nhấn mạnh tầm quan trọng duy trì cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật lệ với ASEAN ở vị trí trung tâm.
Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Chủ tịch Lào, ủng hộ chủ đề và các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2024. Thứ trưởng nhấn mạnh, tự cường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngày nay ở tất cả các cấp độ từ cộng đồng đến quốc gia và khu vực. Tự cường của ASEAN nằm ở khả năng giữ vững đoàn kết, vai trò trung tâm và tự chủ chiến lược cũng năng lực ứng phó với mọi chuyển động ở khu vực và quốc tế.
Chia sẻ tầm quan trọng của kết nối ASEAN, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề cao cách tiếp cận toàn cộng đồng, mở rộng nghị sự kết nối trên các lĩnh vực như hạ tầng bền vững, mạng lưới điện, hệ sinh thái xe điện, thanh toán xuyên biên giới, tự cường chuỗi cung ứng..., gắn kết hợp tác tiểu vùng với tiến trình chung của ASEAN nhằm hỗ trợ các tiểu vùng tối ưu hóa tiềm năng phát triển và tận dụng các động lực tăng trưởng mới.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực với các đặc trưng bất ổn, bất định, bất trắc và bất an, Thứ trưởng đề xuất ASEAN cần có cách tiếp cận phù hợp tương ứng, bao gồm tầm nhìn chiến lược, đoàn kết vững vàng, vai trò trung tâm và hành động cụ thể nhằm ứng xử kịp thời, hiệu quả các thách thức đang nổi lên. Trong quan hệ với các đối tác, ASEAN cần đề nghị các nước tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN cả bằng lời nói và hành động, bảo đảm hợp tác hiệu quả và thiết thực.
Tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực, Thứ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ và triển khai đầy đủ và hiệu quả mọi điều khoản Tuyên bố DOC, đồng thời cần tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử COC chất lượng, thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Ngày 26/7, sẽ tiếp tục diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN+1.
Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...
Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.
Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.
Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng
Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.
Vào lúc 12h02 ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0 giờ 2 phút ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".