Doanh nhân quốc tịch Mỹ chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng của nhiều người Việt
Yến Nhi
Thứ năm, 20/02/2025 - 18:22
(PLPT) - Giả danh có mối quan hệ với quan chức nước ngoài, doanh nhân quốc tịch Mỹ lừa đảo hàng chục tỷ đồng của nhiều người Việt bằng chiêu trò "giải cứu" tàu cá và buôn bán dầu.
Ngày 20/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, vừa khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Joshua Dung-Huu (SN 1968, tên gọi khác là Kỳ, quốc tịch Mỹ, tạm trú tại chung cư Homy Land Riverside 3, phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo kết quả điều tra, khoảng tháng 10/2020, qua mối quan hệ quen biết, 3 người dân có 9 tàu cá bị Cảnh sát biển Indonesia bắt giữ, đã tìm đến Joshua Dung-Huu nhờ giúp đỡ xin lại tàu cá. Khi gặp 1 trong số họ tại tỉnh Hậu Giang, Joshua Dung-Huu đưa ra thông tin gian dối là đang làm ăn bên Indonesia và có quen biết nhiều quan chức bên đó nên có thể giúp đưa tàu bị bắt về Việt Nam với giá 1 tỷ đồng/chiếc.
Để tạo lòng tin với nạn nhân, Joshua Dung-Huu cố tình cho người này thấy đang gọi điện nói chuyện bằng tiếng Anh với một người nước ngoài mặc quân phục giống hải quân. Sau đó, 3 người có tàu cá bị bắt gom tiền, nhiều lần chuyển cho Joshua Dung-Huu và bị chiếm đoạt tổng cộng trên 9,4 tỷ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân.
Ngoài ra, trong các năm 2019, 2020, Joshua Dung-Huu còn đưa ra thông tin gian dối về việc biết một công ty ở Singapore có dầu cần bán để lừa một công ty ở TP Hồ Chí Minh ký kết hợp đồng mua bán dầu và chiếm đoạt của doanh nghiệp này trên 6,8 tỷ đồng; lừa một người dân hùn vốn thuê tàu chở dầu về Việt Nam cũng như vay tiền của người này để thuê kho, bồn chứa dầu để kinh doanh rồi chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng.
Qua xác minh, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hậu Giang phát hiện, Joshua Dung-Huu mở nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng… thuê người khác đứng tên đại diện theo pháp luật, nhưng mọi hoạt động của các công ty do Joshua Dung-Huu đứng sau chỉ đạo, điều hành.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang thông báo ai là nạn nhân hoặc có thông tin về đối tượng Joshua Dung-Huu, đề nghị liên hệ điều tra viên Lê Thanh Cần, số điện thoại 0979.907.799 để được hướng dẫn cung cấp thông tin, phục vụ điều tra mở rộng vụ án...
Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt.
Các yếu tố cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Khách thể của tội phạm
Là quyền sở hữu tài sản, cụ thể là các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt. Đối tượng tác động là tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền về tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm
Là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản mà ngay lúc đó người bị chiếm đoạt không nhận ra hành vi gian dối. Dùng thủ đoạn gian dối là việc đưa thông tin giả nhưng người khác tin đó là thật. Thủ đoạn gian dối này phải có biểu hiện ra thực tế và phải có trước hành vi chiếm đoạt, đây là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin tưởng mà giao tài sản cho người phạm tội.
Hậu quả của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Giữa hành vi lừa đảo và hậu quả về vật chất bắt buộc phải có mối quan hệ nhân quả.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" phải thỏa mãn cả hai điều kiện là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện hành vi họ ý thức được hậu quả của mình và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội không được xem là dấu hiệu định tội của tội này.
Tội chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các khung hình phạt tội chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:
Khung 1:Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau đây, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Khung 2: Phạt tù từ 02-07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Khung 3: Phạt tù từ 07-15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung 4: Phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu ý:
Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho nạn nhân theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Đồng thời, có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu cho ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 32%, mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%. Dự kiến, ngân sách sẽ hụt thu hơn 220 tỷ đồng.
(PLPT) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ tin cậy.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
(PLPT) - Tối ngày 15/03/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô , vở Nhạc kịch "Lửa từ Đất" đã có buổi công diễn đầu tiên đầy thành công, để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả. Không chỉ được công chúng đón nhận nồng nhiệt, vở diễn còn nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn, trở thành một cột mốc quan trọng trong nghệ thuật nhạc kịch Việt Nam.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó bãi bỏ 11 Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng.
(PLPT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 09/2025/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025" ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.