Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng tin 'hai giáo viên quan hệ bất chính': Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào?
Yến Nhi
Thứ tư, 23/10/2024 - 12:11
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Hai phụ nữ ở Hà Tĩnh đăng thông tin sai sự thật về 'hai giáo viên quan hệ bất chính' trên mạng xã hội, gây dư luận xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm các cá nhân liên quan. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác? Mức xử phạt ra sao?
Bịa đặt chuyện 'hai giáo viên quan hệ bất chính', 2 người phụ nữ bị xử phạt
Ngày 23/10, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với bà L.T.H.V. (42 tuổi) và bà V.T.H. (35 tuổi, cùng trú huyện Đức Thọ) mỗi người 7,5 triệu đồng về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm cá nhân".
Trước đó, ngày 15/9, bà V. và bà H. sử dụng tài khoản Zalo cá nhân chia sẻ nội dung hai giáo viên quan hệ bất chính xảy ra trên địa bàn, gây dư luận xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các cá nhân liên quan.
Qua làm việc với lực lượng chức năng, 2 người này thừa nhận việc cung cấp, chia sẻ thông tin 'hai giáo viên quan hệ bất chính' như trên là không có căn cứ, hoàn toàn sai sự thật. Hai người này đã gỡ bỏ nội dung đăng tải, đồng thời cam kết không tái phạm.
Theo cơ quan chức năng, hành vi của bà V. và bà H. đã vi phạm Nghị định số 14 ngày 27/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác được hiểu như thế nào?
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là việc sử dụng những lời lẽ khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm để hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác; đồng thời làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương.
Những người thực hiện hành vi xúc phạm nghiêm trọng đối với nhân phẩm, danh dự của người khác, chẳng hạn như lăng nhục, chửi mắng thô bạo, cạo đầu, cắt tóc, hoặc lột quần áo nơi công cộng... đều nhắm đến việc làm nhục người khác mà không có mục đích nào khác.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm không chỉ làm tổn thương đến những giá trị về tinh thần, lòng tự tôn, tự trọng của người bị xúc phạm, khiến họ cảm thấy nhục nhã, tức giận, tủi hổ mà còn có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của những người khác đến người bị xúc phạm, là hành vi trái pháp luật. Từ đó dẫn đến những tổn thương về tâm lý của người bị xúc phạm khi tình trạng này diễn ra nhiều lần, trong thời gian dài.
Quy định về xử phạt hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác ra sao?
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như sau:
Đối với người thi hành công vụ:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ theo Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
Đối với thành viên trong gia đình:
Khoản 1 và 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình, cụ thể như sau:
"Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân."
Đối với các trường hợp khác:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.(Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Ngoài ra, người xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác buộc phải khắc phục hậu quả mà mình gây ra đối với nạn nhân mà mình đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Theo điểm c khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: "Buộc phải xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu."
Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau đây:
Tội làm nhục người khác
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội vu khống
Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu TNHS về tội vu khống.
Mức phạt thấp nhất với tội danh này là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Mức phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Một số trường hợp đặc biệt
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia phiên tòa:
Điều 391 Bộ luật hình sự quy định: Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Mức phạt đối với tội danh này là đến 03 tù.
Mức phạt tối đa là phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với tội danh này. (Điều 391 Bộ luật Hình sự)
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng đội trong quá trình công tác:
Điều 397 Bộ luật Hình sự quy định người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Gần đây, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức đăng tải hình ảnh, bài viết bán các mặt hàng xe, điện thoại di động qua sử dụng lên mạng xã hội rồi chiếm đoạt tiền đặt cọc của hàng trăm người trên cả nước. Pháp luật hiện hành quy định xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra sao?
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Quyết định số 2544/QĐ-BKHĐT thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(PLPT) - Thời gian gần đây, nhiều tổ chức mua bán trẻ sơ sinh đã lợi dụng mạng xã hội để hoạt động, núp bóng dưới hình thức cho - nhận con nuôi, nhưng thực chất là mua bán trẻ sơ sinh có quy mô cực lớn. Vậy, mua bán trẻ sơ sinh sẽ phải đối diện với mức phạt nào?
(PLPT) - Thêm một đối tượng của tổ chức 'Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời' bị bắt vì thực hiện nhiều hoạt động âm mưu chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam nói chung và của TP Hồ Chí Minh nói riêng. Pháp luật hiện hành quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?
(PLPT) - Bộ Tư pháp vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019.
(PLPT) - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, chuyển đổi số thể hiện một sự thay đổi toàn diện, từ cách quản lý, quy trình, đến văn hóa doanh nghiệp, tất cả dựa trên nền tảng số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
(PLPT) - Thời gian gần đây, một phương thức lừa đảo tinh vi hơn đã xuất hiện, thông qua việc hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm giả mạo với "hướng dẫn" để hoàn tiền thanh toán đơn hàng. Công an Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác, không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi để tránh mắc bẫy lừa đảo.
(PLPT) - Huỳnh Thị Thanh Thủy - đại diện Việt Nam - đã xuất sắc vượt qua hơn 70 cô gái đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác để đoạt vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024. Người đẹp, hoa hậu cần những điều kiện gì để có thể tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế?