Chi tiết đề xuất quy định mới về tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy
Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định quy trình tuần
tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy, trong đó đề
xuất nhiệm vụ của cán bộ tuần tra, kiểm soát trên đường thủy; xây dựng, ban
hành và triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát.
Bộ Công an đề xuất quy định mới về tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy.
Nhiệm vụ của cán bộ tuần tra, kiểm soát trên đường thủy
1. Thực hiện mệnh lệnh; kế hoạch, phương án tuần tra,
kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự, an
toàn xã hội trên đường thủy; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và các hành vi vi phạm pháp luật
khác trên đường thủy theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành
nghiêm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy và các quy định pháp
luật khác có liên quan.
4. Phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài lực lượng Công an nhân dân tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; điều tra, giải quyết
tai nạn giao thông đường thủy; đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác trên đường thủy theo quy định của pháp luật.
5. Phát hiện những bất cập trong quản lý nhà nước về
an ninh, trật tự về giao thông đường thủy, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị
với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an
nhân dân.
Xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông tham mưu cho Bộ trưởng
Bộ Công an ban hành kế hoạch hoặc trực tiếp ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy trong phạm vi
toàn quốc.
Giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành kế hoạch tuần tra,
kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy trong phạm
vi địa giới hành chính cấp tỉnh.
Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu
tranh phòng chống tội phạm trên đường thủy nội địa: tham mưu Cục trưởng Cục Cảnh
sát giao thông ban hành các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc
thẩm quyền của Cục Cảnh sát giao thông; trường hợp cần thiết, xây dựng kế hoạch
báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông phê duyệt,
tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trên các tuyến đường thủy.
Thủy đoàn trưởng ban hành hoặc tham mưu cho Cục trưởng
Cục Cảnh sát giao thông ban hành các kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm
pháp luật trên tuyến đường thủy ven biển, cửa sông liên quan đến nhiều địa
phương và các tuyến đường thủy trọng điểm khác được Bộ trưởng Bộ Công an, Cục
trưởng Cục Cảnh sát giao thông phê duyệt; Phê duyệt lịch thực hiện kế hoạch
công tác tuần của các Thủy đội.
Trưởng phòng Cảnh sát giao thông ban hành kế hoạch tuần
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy
trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định của Bộ Công
an, Quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh và phê duyệt lịch
thực hiện kế hoạch công tác tuần của các Đội, Trạm.
Thủy đội trưởng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, Đội
trưởng Đội Cảnh sát đường thủy, Trạm trưởng trạm Cảnh sát đường thủy, Trạm trưởng
trạm Cảnh sát giao thông xây dựng kế hoạch công tác tuần và phê duyệt kế hoạch
tuần tra, kiểm soát cho các Tổ tuần tra, kiểm soát trực thuộc (theo mẫu quy định
của Bộ Công an).
Các đơn vị, địa phương đã được trang bị hệ thống cơ sở
dữ liệu quản lý hoạt động tuần tra, kiểm soát trên môi trường điện tử thì thực
hiện việc xây dựng, phê duyệt và lưu trữ kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên môi
trường điện tử. In một bản giấy để lưu trữ theo quy định.
Triển khai thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát
Dự thảo quy định Tổ trưởng: a) Phổ biến, quán triệt
cho các tổ viên về kế hoạch công tác và những nội dung có liên quan trước khi
thực hiện nhiệm vụ; b) Điểm danh quân số, kiểm tra trang phục, số hiệu Công an
nhân dân; Điều lệnh nội vụ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí,
công cụ hỗ trợ; giấy tờ lưu hành của phương tiện, giấy tờ của thuyền viên, người
điều khiển phương tiện; Giấy chứng minh Công an nhân dân (khi bố trí cán bộ mặc
thường phục); các biểu mẫu có liên quan và các điều kiện cần thiết khác phục vụ
nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; c) Phát lệnh thực hiện tuần tra, kiểm soát khi
các điều kiện đã bảo đảm và an toàn. Các đơn vị, địa phương đã được trang bị
App VNeCSGT, thực hiện phát lệnh tiến hành tuần tra, kiểm soát trên App
VNeCSGT.
Tổ viên phải nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế
hoạch, nhiệm vụ, vị trí, quy ước thông tin liên lạc; b) Chủ động công tác chuẩn
bị, thực hiện nhiệm vụ đã được phân công và các nhiệm vụ khác theo sự phân công
của Tổ trưởng; c) Kịp thời báo cáo Tổ trưởng những tình huống đột xuất xảy ra
trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
Phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện kỹ thuật khác trang bị cho Tổ tuần
tra, kiểm soát phải được quản lý, sử dụng theo quy định; được thống kê cụ thể
trong Sổ theo dõi, quản lý (theo mẫu quy định của Bộ Công an).
(PLPT) - UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Làng Sen 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê”, chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
(PLPT) - Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa có mục đích xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
(PLPT) - Theo Bộ Tài chính, cần tiếp tục xem xét sửa đổi Luật Đấu thầu nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa quy trình thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu.
Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung
Hội Luật gia Việt Nam được thành lập vào ngày 4/4/1955. Từ 40 hội viên ban đầu, Hội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình, trong đó có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Tạp chí Pháp luật và phát triển trân trọng gửi đến quý độc giả toàn văn diễn văn của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam.