Chính sách mới

Quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Khánh Huyền Thứ ba, 21/01/2025 - 10:38

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 12/2025/NĐ-CP ngày 20/1/2025 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Quy định mới quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa từ 20/1/2025. (Ảnh minh họa)

Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nghị định quy định, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đất đai và các nguyên tắc sau đây:

1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện chế độ tính hao mòn tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.

2. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo hoạt động giao thông đường thủy nội địa thông suốt, an toàn và không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.

3. Khi quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường thủy nội địa, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.

4. Trường hợp thực hiện khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này mà làm ảnh hưởng đến các tài sản kết cấu hạ tầng khác có liên quan thì phải có ý kiến của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đó và phải có giải pháp, xác định rõ trách nhiệm để khắc phục.

5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

6. Việc quản lý, sử dụng đất, mặt nước gắn với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật khác có liên quan. Không thực hiện việc chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, quyền sử dụng khu vực biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Trường hợp thu hồi đất gắn với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật đất đai thì việc thu hồi đất gắn với tài sản, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc xử lý đất, tài sản gắn liền với đất sau khi thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; không thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Theo Nghị định, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và vùng đất, vùng nước (nếu có) gắn với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định như sau:

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có liên quan đến an ninh quốc gia xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Phạm vi và hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cho cơ quan quản lý tài sản

Nghị định quy định, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được giao cho cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này như sau:

a) Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc trung ương quản lý.

b) Cơ quan quản lý tài sản ở địa phương (gồm: Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh; cơ quan quản lý tài sản cấp huyện) được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh, cơ quan quản lý tài sản cấp huyện theo đề nghị của cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh.

Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cho các cơ quan được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản.

Sau khi được giao quản lý tài sản, cơ quan quản lý tài sản thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được giao theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp cơ quan quản lý tài sản ở trung ương phân cấp hoặc ủy quyền hoặc giao cho các tổ chức hành chính trực thuộc (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền hoặc giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (đối với tài sản thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh) thực hiện kế toán, quản lý hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, bảo trì, kê khai, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các nội dung khác (nếu có) thì phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) đồng ý bằng văn bản và phải có văn bản của cơ quan quản lý tài sản quy định rõ nội dung phân cấp hoặc ủy quyền hoặc giao và quy trình nội bộ để đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này.

Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý cho cơ quan quản lý tài sản được áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện có tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có văn bản giao cho cơ quan quy định tại điểm a, điểm b nêu trên quản lý.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được xử lý theo hình thức giao hoặc điều chuyển cho cơ quan quy định tại điểm a, điểm b nêu trên quản lý thì thẩm quyền, thủ tục giao, điều chuyển tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; không phải thực hiện lại thủ tục giao tài sản theo quy định tại Nghị định này.

Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Theo Nghị định quy định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2025.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Cách tính mức hưởng lương hưu mới nhất từ 1/7/2025

Cách tính mức hưởng lương hưu mới nhất từ 1/7/2025

Chính sách mới -  3 ngày trước

(PLPT) - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách bảo hiểm xã hội, đặc biệt là cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng.

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

Chính sách mới -  5 ngày trước

(PLPT) - Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ 20/3, đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Chính sách mới -  6 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quy định mới nhất về chế độ với cán bộ khi sắp xếp bộ máy

Quy định mới nhất về chế độ với cán bộ khi sắp xếp bộ máy

Chính sách mới -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Quy định mới về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Quy định mới về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Chính sách mới -  2 tuần trước

(PLPT) - Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BCA quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân.

Chi tiết danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Chi tiết danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Chính sách mới -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật Nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông từ 22/4/2025

Quy định mới về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông từ 22/4/2025

Chính sách mới -  2 tuần trước

(PLPT) - Thời gian thực dạy của giáo viên THCS, THPT là 35 tuần thay vì 37 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục như quy định cũ.

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước từ 15/3/2025

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân 12 nước từ 15/3/2025

Chính sách mới -  3 tuần trước

(PLPT) - Từ ngày 15/3, Chính phủ Việt Nam quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 12 nước. Chính sách này sẽ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm tới.