Các hộ gia đình phải đựng chất thải sinh hoạt vào túi do UBND cấp tỉnh phát hành từ ngày 1/1/2025
Tuấn Anh
Thứ bảy, 26/10/2024 - 21:08
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Từ ngày 1/1/2025, các loại chất thải sinh hoạt (CTRSH) sẽ phải được phân loại và đựng vào các loại túi có màu sắc khác nhau do UBND cấp tỉnh phát hành.
Theo thông tin từ Bộ TN&MT, Việt Nam hiện đang thải ra
môi trường hơn 60.000 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, trong đó có hơn 60% là rác thải
sinh hoạt đô thị. Tuy nhiên, hơn 70% lượng rác này vẫn được xử lý thông qua
phương pháp chôn lấp, làm lãng phí tài nguyên từ rác thải và nhất là gây ô nhiễm
môi trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Việt Nam
chưa triển khai hiệu quả việc phân loại CTRSH tại nguồn. Để giải quyết vấn đề
này, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra các quy định rất cụ thể về việc quản
lý CTRSH.
Luật BVMT năm 2020 đã dành 6 điều quy định rõ ràng về việc
phân loại, lưu giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm, cải
tạo môi trường bãi chôn lấp CTRSH. Luật BVMT 2020 đã có sự thay đổi căn bản và
vượt bậc trong quy định về chi trả phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo hướng
chuyển từ tư duy nhà nước chi trả sang cho các chủ thể phát sinh tự chi trả.
Luật đã thay đổi căn cứ xác định chi phí thu gom, vận chuyển,
xử lý CTSH bằng cách căn cứ vào khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân
loại để tính chi phí phải trả cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý. CTR có khả
năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân
đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển
và xử lý.
Nguyên tắc phân loại CTRSH
Theo điều 75 Luật BVMT năm 2020, CTRSH (hay còn gọi là rác
thải) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; CTRSH khác. Phân loại
CTRSH là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình.
Từ ngày 1/1/2025, phân loại CTRSH sẽ được thực hiện theo
nguyên tắc thu giá thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo lượng (theo khối lượng
hoặc thể tích). Cụ thể, các loại CTRSH sẽ được phân loại thành chất thải có khả
năng tái sử dụng, tái chế, chất thải thực phẩm và các loại CTRSH khác. UBND cấp
tỉnh phát hành các túi (có màu sắc khác nhau) để đựng chất thải đã được phân loại.
Hộ gia đình, cá nhân mua các túi này về để đựng chất thải thay cho việc nộp phí
vệ sinh hoặc phí thu gom, xử lý CTRSH như hiện nay.
Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị chất thải có thể tái
chế và chất thải nguy hại (pin, ắc quy) được để riêng và có thể chuyển giao miễn
phí cho tổ chức thu gom (hoặc bán phế liệu); chất thải thực phẩm được cho vào
túi (có màu xanh); chất thải khác được cho vào túi (có màu vàng), để chuyển
giao cho đơn vị thu gom. Chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu
cơ, làm thức ăn chăn nuôi…
Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh CTRSH sau
khi thực hiện phân loại phải thực hiện quản lý như sau: khuyến khích tận dụng tối
đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; chất thải
rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái
sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH; chất thải
thực phẩm nếu không được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu
cơ phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH;
CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho
cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. Đối với chất thải cồng kềnh, phải
được phân loại, tập kết, chuyển giao, vận chuyển, xử lý theo quy định của UBND
cấp tỉnh.
Nếu hộ gia đình cá nhân không phân loại CTRSH thì phải để
toàn bộ CTRSH không được phân loại vào túi đựng CTRSH khác (túi màu vàng).
Đơn vị thu gom có thể từ chối thu gom nếu CTRSH không được đựng
vào túi do UBND phát hành. Hộ gia đình, cá nhân không đựng CTRSH trong túi do
UBND phát hành thì có thể bị xử phạt đến 1.000.000 đồng.
Quy định về thu gom, vận chuyển CTRSH
Cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có trách nhiệm phối hợp với
UBND cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời
gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom và công bố rộng rãi. Đồng thời có quyền
từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân loại,
không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm
tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử
dụng bao bì của CTRSH khác theo quy định.
Quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại
phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả
giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý. CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế
và chất thải thực phẩm nếu không được phân loại thì phải chi trả giá dịch vụ
thu gom, vận chuyển, xử lý như đối với CTRSH khác.
UBND cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý CTRSH của hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận
chuyển và xử lý; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân
phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý dựa trên khối lượng hoặc
thể tích chất thải đã được phân loại.
Lộ trình thực hiện việc phân loại CTRSH
Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ
"quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT” có hiệu lực từ
ngày 25/8/2022 theo đó có quy định hộ gia đình, cá nhân không phân loại CTRSH,
không sử dụng bao bì chứa rác sẽ bị phạt tiền (tuy nhiên, việc xử phạt chỉ áp dụng
từ sau ngày 31/12/2024).
Từ ngày 25/8/2022 đến 31/12/2024 là khoảng thời gian giúp
cho người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải, làm
quen với việc phân loại rác thải hàng ngày; hiểu và xem việc phân loại rác như
một tập quán trong đời sống hằng ngày, xem rác như một nguồn tài nguyên, có lợi
cho chính họ và cộng đồng xã hội.
Sau ngày 31/12/2024,
hộ gia đình, cá nhân không thực hiện phân loại rác theo quy định sẽ bị xử phạt theo
quy định.
(PLPT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Thông tư 11/2024/TT-BVHTTDL quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
(PLPT) - UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND ngày 28/10/2024 Quy định cụ thể điều kiện, kích thước và diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
(PLPT) - UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định số 49/2024/QĐ-UBND quy định về tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất có quy mô nhỏ hơn 2 ha sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo.
(PLPT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
(PLPT) - Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV (nếu đóng 06 tháng một lần) hoặc 12% tháng lương tối thiểu vùng IV (nếu đóng 12 tháng một lần).
(PLPT) - Quy định điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo Quyết định 54/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Gia Lai.
(PLPT) - Theo Nghị định 146/2024/NĐ-CP ngày 6/11/2024 vừa được Chính phủ ban hành, từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.