Cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bị cáo buộc nhận 13 tỷ đồng hối lộ của bà Nhàn AIC
Gia Bảo
Thứ sáu, 16/08/2024 - 14:11
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Cơ quan điều tra đề nghị truy tố cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và nhiều người khác vì nhận hối lộ từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC.
Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ra hoàn tất kết luận điều tra vụ án
"Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa - Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty AIC.
Đề nghị truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh vì nhận hối lộ
Cơ quan điều tra đề nghị truy tố 4 người về tội "Nhận
hối lộ", gồm: ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; ông Nguyễn Tử Quỳnh,
cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Hạnh Chung, cựu Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch
HĐND tỉnh Bắc Ninh và ông Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Công trình
xây dựng Y tế tỉnh (Ban Quản lý).
Bị can Nguyễn Tiến Nhường, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Ninh bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ".
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC (đang bỏ
trốn), bị cáo buộc phạm tội "Đưa hối lộ". Bà Nhàn trước đó đã 3 lần bị
xét xử vắng mặt trong các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Quảng Ninh, TPHCM với án
tổng hợp là 30 năm tù.
Trong vụ án này, có 7 người bị truy tố về tội "Vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", gồm: ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó giám đốc Công ty AIC
(đang bỏ trốn); Lã Tuấn Hưng, Tổng giám đốc Công ty Sông Hồng; Nguyễn Đằng An,
cựu Trưởng phòng Kế hoạch Ban Quản lý; Nguyễn Kim Huân, cựu Phó phòng Kế hoạch
Ban Quản lý; Nguyễn Viết Toản và Nguyễn Đăng Linh, cùng là cựu nhân viên Công
ty AIC; Đặng Xuân Minh, Chủ tịch Công ty Thẩm định giá BTC VALCE.
Thỏa thuận chia tiền ngoài hợp đồng
Theo kết luận, năm 2013, ông Đặng Tiên Phong, Chủ tịch
Công ty Sông Hồng (mất năm 2021) liên hệ với Trần Văn Tuynh đặt vấn đề ông phụ
trách xin vốn bổ sung từ Thủ tướng Chính phủ cho lĩnh vực y tế tại Bắc Ninh.
Đổi lại, bị can Tuynh và chính quyền Bắc Ninh phải
giúp Công ty Sông Hồng trúng 6 gói thầu thiết bị y tế tại bệnh viện các huyện
Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành.
Bị can Tuynh đồng ý nhưng sau đó, bà Nhàn AIC cũng
liên hệ nội dung tương tự. Do biết bà Nhàn có quan hệ với lãnh đạo tỉnh Bắc
Ninh và Trung ương nên Tuynh báo lại việc này cho ông Sơn.
Hai bên sau đó thống nhất "để tránh va chạm", Công ty Sông Hồng sẽ thực hiện 3 gói tại bệnh viện các huyện Yên Phong, Tiên
Du, Quế Võ (các huyện phía bắc sông Đuống) còn Công ty AIC thực hiện 3 gói tại
Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài (phía nam sông Đuống).
Phía điều tra cáo buộc các bị can đã vi phạm quy định,
dùng quân xanh đấu thầu, nâng giá... Đến nay, cả 6 gói thầu đã được bàn giao và
gây thiệt hại 48 tỷ đồng cho ngân sách.
Quá trình này, các lãnh đạo Công ty Sông Hồng là ông Đặng
Tiên Phong và bị can Lê Tuấn Hưng đã đưa hối lộ cho Trần Văn Tuynh 6 tỷ đồng. Bị
can Tuynh chi lại cho Bí thư Nguyễn Nhân Chiến và Chủ tịch Nguyễn Tử Quỳnh mỗi
người 1 tỷ đồng; tặng quà Phó chủ tịch Nguyễn Tiến Nhường nhiều lần, tổng số
300 triệu đồng.
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng đưa hối lộ cho
các lãnh đạo nói trên. Bị can Nguyễn Nhân Chiến khai từ năm 2014 đến khi nghỉ
hưu năm 2020, vào các dịp lễ tết đều được người phụ nữ tặng quà.
Tổng cộng, bà Nhàn có 13 lần lên phòng làm việc của
ông Chiến tại trụ sở UBND và Tỉnh ủy Bắc Ninh, mỗi lần đưa từ 500 triệu đến 3 tỷ
đồng; tổng số 13 tỷ đồng. Cơ quan điều tra do vậy cáo buộc ông Chiến nhận hối lộ
14 tỷ đồng từ nguồn tiền của Công ty AIC và Công ty Sông Hồng.
Cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến cho hay đã tiêu
hết tiền nhưng giờ đã cùng gia đình tự nguyện nộp lại 14 tỷ đồng cho cơ quan điều
tra để khắc phục hậu quả.
Tương tự, ông Nguyễn Tử Quỳnh trong vai trò Phó chủ tịch
rồi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng nhiều lần nhận tiền của Nguyễn Thị Thanh
Nhàn và Công ty Sông Hồng, tổng số hưởng lợi bất chính là 10,1 tỷ đồng.
Chia đôi các gói thầu
Theo kết luận điều tra, từ năm 2006-2008, UBND tỉnh Bắc
Ninh ký các quyết định phê duyệt đầu tư cho 6 dự án xây dựng bệnh viện đa khoa
các huyện Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài, Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong.
Đến đầu năm 2013, sáu bệnh viện cơ bản thực hiện xong việc
đầu tư hạng mục xây dựng và tiếp tục triển khai hoàn thành mua sắm, lắp đặt thiết
bị y tế. Tuy nhiên, phần mua sắm thiết bị chưa được bố trí nguồn vốn.
Cuối năm 2013, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn do cùng quê Bắc
Ninh nên có mối quan hệ quen biết với Trần Văn Tuynh. Bà Nhàn gọi điện đặt vấn
đề sẽ tác động lên các bộ, ngành trung ương để xin phê duyệt nguồn vốn bổ sung
cho các dự án này. Sau khi xin được vốn, Công ty AIC sẽ được tham gia đấu thầu
và trúng thầu cung cấp thiết bị y tế cho cả các bệnh viện.
Do Tuynh biết bà Nhàn có nhiều mối quan hệ với các cấp
lãnh đạo trung ương và tỉnh Bắc Ninh nên đồng ý. Công ty AIC sẽ được thực hiện
3 gói thầu, Tổng công ty Sông Hồng được 3 gói thầu.
Khi đấu thầu, các bị can đã có hành vi thông đồng, thỏa
thuận, bố trí công ty quân xanh dự thầu để tạo điều kiện cho các công ty mục
tiêu trúng các gói thầu. Kết quả nhóm Tổng công ty cổ phần Sông Hồng trúng thầu
3 gói thầu ở các bệnh viện huyện Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, tổng giá trị hơn
126 tỷ đồng.
Nhóm Công ty AIC trúng 3 gói thầu mua sắm thiết bị y tế
tại các bệnh viện huyện Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài, tổng giá trị hơn 126
tỷ đồng.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?