Chính thức ra mắt Tạp chí Pháp luật và Phát triển điện tử
Khánh Huyền
Thứ ba, 10/09/2024 - 05:06
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Sáng nay, 10/9, tại Hà Nội, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, thuộc Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN - TW Hội Luật gia Việt Nam, long trọng tổ chức Lễ ra mắt Tạp chí điện tử.
Đến dự Lễ ra mắt có đại diện các Bộ, ngành: Bộ Thông tin và Truyền thông; Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung Ương; Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục trưởng Cục Viễn thông và Cơ yếu, Bộ Công an; Hội Luật gia Việt Nam; Hội Nhà báo Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội; Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN; Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp…
GS.TS Lê Hồng Hạnh - Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển - cho biết, Tạp chí được cấp phép hoạt động điện tử vào tháng 3/2024. Chỉ trong vòng 4 tháng, cán bộ, phóng viên, đội ngũ kỹ thuật viên của Tạp chí đã không ngừng hoàn thiện, cải tiến chất lượng của trang thông tin điện tử tổng hợp, chuyển từ đó thành Tạp chí điện tử, ứng dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu ở thời điểm này.
Với việc ứng dụng công nghệ, lãnh đạo Tạp chí Pháp luật và Phát triển mong muốn được lan tỏa nhanh hơn, sâu hơn, có sức hấp dẫn hơn những kiến thức khoa học pháp lý, những kết quả nghiên cứu khoa học, những kết quả phát triển kinh tế xã hội dựa trên những nền tảng của pháp luật, dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật đến toàn thể các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt đến với các cơ sở đào tạo luật, các doanh nghiệp và những người làm công tác bảo vệ pháp luật.
“Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng rằng, với phiên bản điện tử, Tạp chí Pháp luật và Phát triển sẽ kế tục được những chất lượng tốt vốn đã được đánh giá cao bởi cộng đồng Luật, bởi Hội đồng Giáo sư Nhà nước, bởi Quỹ Khoa học và Phát triển Công nghệ Việt Nam, và sẽ có những bước đột phá hơn nữa về mặt chất lượng.
Với sự hỗ trợ, sự yêu mến, sự giúp đỡ của cộng đồng báo chí, của các cơ quan Nhà nước, của các doanh nghiệp, Tạp chí Pháp luật và Phát triển sẽ mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội, đặc biệt cho sự phát triển bền vững của đất nước dựa trên nền tảng thượng tôn pháp luật!” - GS.TS Lê Hồng Hạnh bày tỏ.
Bước tiến lớn thời chuyển đổi số
Tạp chí Pháp luật và Phát triển (Law & Development Journal) là ấn phẩm khoa học pháp luật có chỉ số ISSN: 0866-7500 thuộc Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN - TW Hội Luật gia Việt Nam. Hiện tạp chí được tính 01 điểm khoa học (ngành Luật) theo Quyết định của Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố.
Tiền thân là Tạp chí Pháp luật được thành lập năm 2001, qua quá trình hoạt động, theo Quy hoạch báo chí do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Tạp chí Pháp luật và Phát triển trực thuộc Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN - TW Hội Luật gia Việt Nam.
Tạp chí Pháp luật và Phát triển xuất bản song ngữ Việt - Anh. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Phát triển là giới thiệu những thành tựu của pháp luật Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các giá trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học do Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN chủ trì hay tham gia thực hiện, những thành tựu hợp tác nghiên cứu khoa học pháp lý, kinh tế của các cơ sở nghiên cứu pháp luật, các cơ sở đào tạo luật trong nước, nước ngoài theo thỏa thuận.
Trải qua 23 năm từ khi thành lập, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã trở thành một diễn đàn khoa học có uy tín của giới Luật học trong và ngoài nước. Tạp chí đã có những đóng góp nhằm tăng cường năng lực của Hội Luật gia Việt Nam trong hoạt động đối ngoại, trong việc thúc đẩy các hoạt động của Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế, Hiệp hội Luật gia ASEAN và nhiều thiết chế quốc tế khác; Tăng cường năng lực hoạt động và vị thế của Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN.
Trong hoạt động của mình, Tạp chí nhấn mạnh vai trò của pháp luật đối với sự phát triển, mối liên hệ giữa chính sách và pháp luật. Tạp chí cũng dành nhiều sự tập trung vào các vấn đề hội nhập kinh tế và những thách thức đặt ra đối với hệ thống pháp luật trong tiến trình hội nhập.
Để đáp ứng nhu cầu của độc giả trong bối cảnh chuyển đổi số, Ban biên tập Tạp chí quyết định xây dựng Tạp chí điện tử, ứng dụng thành tựu số hóa để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.
Được sự nhất trí của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 10/3/2024, Tạp chí được Bộ Thông tin - Truyền thông cấp phép hoạt động điện tử theo Giấy phép số 56/GP-TTTT. Tạp chí Pháp luật và Phát triển phiên bản điện tử ra đời, trở thành cánh tay nối dài của Tạp chí Pháp luật và Phát triển bản in, là kênh thông tin chính thống, tin cậy và uy tín của độc giả.
Phiên bản điện tử Tạp chí Pháp luật và Phát triển bao gồm các chuyên mục: Tầm nhìn - Chính sách, Thực tiễn pháp luật và tư pháp, Nghiên cứu lý luận và Pháp luật quốc tế; Hướng sự quan tâm của bạn đọc trong nước và quốc tế đến pháp luật, đến vai trò của pháp luật, chính sách đối với phát triển bền vững, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam và trên thế giới.
Giao diện Tạp chí điện tử được sắp xếp một cách khoa học, hài hòa, triển khai trên nền tảng đa phương tiện; có nhiều tính năng hiện đại và là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ AI vào nền tảng quản lý nội dung, vận hành CMS trong báo chí hiện nay.
Qua hơn hai thập kỷ hình thành, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đang trở thành một trong những cánh tay nối dài thực hiện trọn vẹn vai trò tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng, phổ biến pháp luật Nhà nước đến với người dân.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.